Nỗi lo nguồn nước ô nhiễm từ nghĩa trang Thanh Tước

Rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề bức xúc dân sinh được đặt ra tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều ngày 9/6, trong đó báo chí tập trung vào vấn đề thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh phản ánh họ đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ nghĩa trang Thanh Tước.

Điều đáng lo ngại là nhiều người trong xã đã mắc căn bệnh ung thư. Đại diện UBND huyện Mê Linh đã có mặt để giải đáp những câu hỏi của các phóng viên báo chí.

Trước vấn đề nóng mà báo chí phản ánh về bức xúc của người dân sống gần nghĩa trang Thanh Tước, huyện Mê Linh với nội dung: Người dân ở đây đang phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ nghĩa trang này; hay từ năm 2005 đến nay đã có 64 người chết ở khu đường 23 vì căn bệnh ung thư. Vậy địa phương đã có sự phối hợp với các sở ngành liên quan như thế nào để xác định nguyên nhân gây ung thư và ô nhiễm nguồn nước tại đây?

Có mặt tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Hà Huy Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Minh cho biết, cơ quan này đã phối hợp với Sở Y tế Hà Nội để làm rõ thông tin báo chí phản ánh.

Ông Hà Huy Quang thông tin: "Trước tiên nói về thông tin ung thư, họ có đi kiểm tra chất lượng nước của các thôn thì chỉ số gây ung thư đều nằm trong giới hạn cho phép. Cái việc thứ 2 là Sở Y tế có văn bản là theo số liệu kiểm tra và của Trung tâm y tế huyện báo cáo thì người ta khẳng định là thông tin và nói về chuyện 64 người bị ung thư là không có cơ sở. Cái ý thứ 2 chúng tôi muốn báo cáo với Hội nghị về ý này là việc mà khẳng định cái nghĩa trang này có ô nhiễm hay không và ô nhiễm ở mức nào thì việc quan trắc của chủ quản lý ở trong khu vực, ban quản lý nghĩa trang thì quan trắc ở khu vực của người ta, Sở Tài nguyên môi trường thì theo định kỳ quan trắc một số điểm".

Tuy nhiên, ngay lập tức sau đó, rất nhiều phóng viên báo chí đã trực tiếp đến hiện trường không đồng tình với phát biểu của ông Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh.

Nhiều phóng viên đặt ra câu hỏi: Tại sao quan trắc viên khi lấy nước để quan trắc chỉ lấy ở những khu vực không ô nhiễm nhiều, theo hướng chủ quan trong khi những nơi bị ô nhiễm nặng thì lại không lấy mẫu nước?

Các phóng viên đề nghị UBND huyện Mê Linh phải yêu cầu các đơn vị quan trắc lấy mẫu một cách nghiêm túc, đúng nguồn nước bị ô nhiễm để Hà Nội có hướng giải quyết.

Về vấn đề này, ông Quang cho biết: "Để đánh giá toàn diện hoạt động nghĩa trang Thanh Tước có ảnh hưởng tới môi trường hay không thì Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội đã chủ trì phối hợp với Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội, Ủy ban Huyện Mê Linh, xã Thanh lâm tiến hành lấy 10 mẫu nước giếng khoan của các hộ dân ở đây, và trong 10 mẫu này thì có từng khoảng cách một, 100m, 500m, 1000m và 5 mẫu để kiểm tra đánh giá. Sau khi có kết quả này, chúng tôi sẽ có thông tin chính thức".

Ông Hà Huy Quang cũng chia sẻ thêm, từ khi Mê Linh sáp nhập về Hà Nội năm 2008 đến nay, 18 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 2 thị trấn đang khát nước sạch. Vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch, vấn đề ô nhiễm nghi ngờ xuất phát từ nghĩa trang Thanh Tước đang thực sự là nỗi lo lắng và bức xúc của người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mê Linh.
BT
Jika Anda menyukai Artikel di blog ini, Silahkan klik disini untuk berlangganan gratis via email, dengan begitu Anda akan mendapat kiriman artikel setiap ada artikel yang terbit di

0 comments:

Post a Comment