Hệ Thống Xử Lý Khí Thải Trong Chăn Nuôi

Hiện nay các trang tại nuôi bò vẫn chưa biết được tác động của khí thải từ bò đến môi trường như thế nào? Lượng khí thải metan này sẽ làm biến đổi khí hậu... Vậy phương pháp cần xử lý khí thải này là gì? Lượng khí thải metan được xả ra từ đàn bò hiện đang được các nhà khoa học Anh nghiên cứu cách xử lý khí thải này để giảm thiểu tác động của chúng tới sự biến đổi của khí hậu.


Với mục đích xử lý khí thải được thải ra từ đàn bò để hạn chế tác động từ nó tới môi trường thì những chủ trang trại này cần phải biết được lượng khí thải từ các con vật này thải ra mỗi ngày. Thực tế thì các nhà khoa học hay những chủ trang trại bò vẫn chưa tìm ra cách để đo được chính xác lượng khí thải từ đàn bò thải ra.

Theo thống kê cho thấy với hoạt động sản xuất trong nông nghiệp thì lượng khí thải tác động đến hiệu ứng nhà kính tới 8% tại nước Anh này. Lượng khí metan từ bò và những loại gia súc khác thải ra chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng lượng khí thải từ hoạt động nông nghiệp. Phương pháp xử lý khí thải mới cho ngành nông nghiệp tại nước Anh đang được các nhà khoa học tại đây nghiên cứu.

Nhưng thực tế lượng khí metan thải ra từ gia súc thải ra lại không thể đo được chính xác tỷ lệ của nó vì vẫn chưa có công cụ hay phương thức nào để đo chính xác lượng khí này, điều này cũng là môt khó khăn để có thể áp dụng phương pháp xử lý khí thải như thế nào cho phù hợp.

Một cam kết của chính phủ nước Anh là sẽ giảm được 34% lượng khí thải tác động đến hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 so với kết quả từ năm 1990. Liên minh Châu Âu cũng đã đưa ra phương pháp xử lý khí thải matan là đưa chúng vào chương trình mua bán khí thải. Nhưng để áp dụng được phương pháp này thì các nhà khoa học lại phải có cách để đo chính xác được lượng khí thải từ gia súc.

Vì vậy mà nhóm chuyên gia chuyên đo lường tại Phòng thí nghiệm Vật lý quốc gia ở Tedding đã được chính phủ Anh yêu cầu nghiên cứu để đưa ra một phương pháp đáng tin cậy áp dụng đo được lượng khí metan từ gia súc thải ra trong ngày. Kết quả nghiên cứu này là một phần của dự án nghiên cứu trị giá 12,6 triệu bảng với mục tiêu tìm hiểu tác động của hoạt động trong nông nghiệp để đưa ra phương pháp xử lý khí thải tác động đến sự biến đổi khí hậu xay dung du an, lap du an, lap du an dau tu.

Hiện tại các nhà khoa học tại Anh dự định sẽ dùng phương pháp đo lượng khí gas trên một cánh đồng bằng tia laser để lấy lượng khí thải mà mỗi giống bò thải ra môi trường xung quanh trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy thì sau khi đo được lượng khí metan chính xác thì mới có thể áp dụng được phương pháp xử lý khí thải để đạt được mục tiêu mà nước Anh đề ra đến năm 2020.


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Hotline: 0839118552 - 0918755356 - Fax: 0839118579
VP H Nội: P. 502 Số B9/D6 khu đô thị mới Cầu Giấy Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0918755356
CN Đà Nẵng: 9 Lê Trọng Tấn, P.An Khê , TP. Đà Nẵng
CN Vũng Tàu: E35 Ông Ích Khiêm, P.6, TP. Vũng Tàu
CN Bình Dương: 400 Hoàng Hoa Thám, P.Phú Lợi, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương
CN Cần Thơ: 3 tháng 2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ. Hotline: 0918755356
Website: http://www.lapduan.com.vn




Doanh nghiệp môi trường trong năm 2014

Năm 2014 vừa đi qua có khá nhiều sự kiện nổi bật và đáng chú ý đối với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Đáng kể nhất là việc sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng và tiềm năng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động. Xu hướng thanh lọc diễn ra mạnh, nhằm rà soát lại các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ phải dừng cuộc chơi, buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn. Thảo Nguyên Xanh vững vàng vượt qua đợt bão kinh tế đó chứng tỏ có tiềm lực và xứng đáng được tôn vinh.

Đơn cử nói riêng về lĩnh vực môi trường như Công ty Cổ phần Tư vấn Thảo Nguyên Xanh – có trụ sở tại Quận 1 (TP Hồ Chí Minh). Trong thời kỳ khủng hoảng, để vươn tới thị trường mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh, Lãnh đạo doanh nghiệp này đã đẩy mạnh chiến lược riêng cùng với việc tìm đối tác nước ngoài, nghiên cứu các công nghệ xử lý nước thải, khí thải tiên tiến, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển như Nauy, Thụy Điển về áp dụng tại Việt Nam. Kết quả doanh nghiệp này đã thành công và gặt hái được nhiều thành tích như trở thành công ty môi trường vì người tiêu dùng năm 2014. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, thiết kế thi công, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Cung cấp các thiết bị, máy móc và hóa chất xử lý môi trường. Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải. Những công trình xử lý nước thải, khí thải mà Thảo Nguyên Xanh áp dụng công nghệ mới đều đã đem lại những lợi ích đáng kể, giảm rõ dệt các chi phí vận hành hệ thống xử lý, Được bình chọn là doanh nghiệp nằm 1 trong top 10 đơn vị tư vấn môi trường hàng đầu Việt Nam. Và đặc biệt là công ty tư vấn và thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến lĩnh vực môi trường về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đề án bảo vệ môi trường với thời gian nhanh nhất hiện nay.

http://thaonguyenxanhgroup.com/wp-content/uploads/2014/07/Cong-Ty-Moi-Truong-Thao-Nguyen-Xanh.png
Hình ảnh: Công trình xử lý nước thải

Vừa qua, cuộc bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích” đã góp phần đưa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đi vào cuộc sống, khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, vừa góp phần đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà. Thảo Nguyên Xanh cũng là đơn vị được Bộ Công Thương, Hội Doanh nhân Việt Nam chứng nhận là đơn vị kinh doanh sản phẩm dịch vụ, vì người tiêu dùng Việt Nam năm 2014.

Những dịch vụ môi trường của Thảo Nguyên Xanh luôn nhận được sự đánh giá cao và tin cậy từ Khách hàng và Đối tác. Theo nhận định của nhiều đối tác, Các Cơ quan Ban ngành, chất lượng dịch vụ của Thảo Nguyên Xanh luôn tốt, đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn như cam kết giữa các bên và đặt lợi ích của Khách hàng lên trên hết. Nguyên tắc làm việc của Thảo Nguyên Xanh khách quan gắn liền với thực tế. Đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, thân thiện, chuyên nghiệp và bảo đảm thực hiện đúng cam kết, phong cách phục vụ và tư vấn nhiệt tình chu đáo. Quy trình làm việc chuyên nghiệp và hiện đại, mức phí dịch vụ tư vấn hợp lý, phù hợp lợi ích của các bên.

Đánh Giá Tác Động Môi Trường, Lập Đề Án MT - Thảo Nguyên Xanh

Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, đến phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lý phát triển sao cho hài hòa với lợi ích môi trường. Cùng với sự quan tâm đó là sự ra đời của các quy định luật pháp mới (bao gồm các quy định của quốc gia và quốc tế, ví dụ như quy định của Uỷ ban Châu Âu) nhằm cố gắng làm thay đổi mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. Ðánh giá tác động môi trường là một ví dụ quan trọng về một trong những nỗ lực đó. Luật đánh giá tác động môi trường được áp dụng ở Mỹ đã hơn 20 năm nay. Năm 1985, Uỷ ban Châu Âu ra chỉ thị tăng cường áp dụng luật này ở các nước thành viên EC và kể từ năm 1988 - khi luật được giới thiệu ở Anh - nó đã trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh. Từ chỗ ban đầu chỉ có 20 báo cáo về tác động môi trường mỗi năm, hiện nay Anh đã có trên 300 báo cáo /năm và đây mới chỉ là “một góc nhỏ của tảng băng trôi”. Trong những năm 1990, phạm vi đánh giá tác động môi trường sẽ được mở rộng hơn rất nhiều.Do đó, chúng ta có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng việc đánh giá tác động môi trường gặp phải nhiều sự phản đối ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt là ở Anh.

http://hoanganhjsc.com.vn/media/news/1404270299_mt.jpg

Các nhà lập kế hoạch thanh minh rằng họ đã và đang tiến hành các đánh giá tác động môi trường, nhưng điều này chỉ đúng sự thật một phần. Nhiều chuyên gia về phát triển coi đánh giá tác động môi trường là một sức ép khác đối với sự phát triển, gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, cả chính quyền trung ương cũng rất thiếu nhiệt tình. Ðiều đáng buồn cười là luật pháp Anh hiện nay chỉ dùng thuật ngữ “đáng giá môi trường”, lờ đi từ “tác động” vốn rất nhạy cảm về chính trị và nghe có vẻ tiêu cực. Thực ra, thuật ngữ này vẫn còn đang ở giai đoạn hình thành sơ khai. Do đó, trong chương này, chúng tôi đưa ra những giới thiệu đại cương về Ðánh giá tác động môi trường trên phương diện là một quy trình cùng với mục tiêu của quy trình đó; về các hình thức phát triển, môi trường và các tác động môi trường và các vấn đề liên quan đến Ðánh giá tác động môi trường hiện nay.

Bản chất của đánh giá tác động môi trường Ðịnh nghĩa:

Có rất nhiều Ðịnh nghĩa về Ðánh giá tác động môi trường. Từ định nghĩa rộng của Munn (1979), theo đó cần phải “phát hiện và dự đoán những tác động đối với môi trường cũng như đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của con người, của các đề xuất, các chính sách, chương trình, dự án, quy trình hoạt động và cần phải “chuyển giao và công bố những thông tin về các tác động đó”. Theo định nghĩa hẹp của Cục môi trường Anh, “thuật ngữ “đánh giá môi trường” chỉ một kỹ thuật và một quy trình dùng để giúp các chuyên gia phát triển tập hợp những thông tin về ảnh hưởng đối với môi trường của một dự án và những thông tin này sẽ được những nhà quản lý quy hoạch sử dụng để đưa ra những quyết định về phương hướng phát triển.” Năm 1991, Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn đề kinh tế Châu Âu đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và súc tích “Ðánh giá tác động môi trường là đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với môi trường.”

Quy trình đánh giá tác động môi trường (EIA)

Ðánh giá tác động môi trường là một quy trình có tính hệ thống nhằm xem xét trước những hậu quả mà các hoạt động phát triển gây ra cho môi trường. So với các cơ chế bảo vệ môi trường khác, cơ chế này tập trung vào ngăn ngừa ô nhiễm. Trước đây, các nhà quy hoạch tất nhiên cũng tiến hành đánh giá những tác động của phát triển đối với môi trường nhưng không thực hiện một cách có hệ thống, có kỷ luật như yêu cầu của một quy trình EIA. Quy trình Ðánh giá tác động môi trường bao gồm một số bước lap du an, lap du an dau tu, xay dung du an.

Cần chú ý rằng mặc dù các bước được liệt kê lần lượt theo kiểu đường thẳng nhưng Ðánh giá tác động môi trường là một hoạt động có tính quay vòng, giữa các bước có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong thực tế, việc đánh giá tác động môi trường có nhiều điểm khác so với quy trình trong . Ví dụ như, luật Ðánh giá tác động môi trường của Anh hiện nay không yêu cầu một số bước, ví dụ như: xem xét các giải pháp thay thế, giám sát sau khi đưa ra quyết định (Cục môi trường Anh 1989). Ngoài ra thứ tự các bước trong quy trình cũng có thể thay đổi.

Mọi chi tiết liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
158 Nguyễn Văn Thủ, P.Đakao, Q1, HCM
Hotline: 0839118552 - 0918755356
Web: http://www.lapduan.com.vn
Email: ducmaivn @yahoo.com

Chuyên lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Công ty Thảo Nguyên Xanh hỗ trợ danh nghiệp về thông tin và chi phí cho hồ sơ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ thực hiện định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Đầu tiên cho Thảo Nguyên Xanh gởi lời chào đến quý khách hàng, các đối tác đã và đang hợp tác cùng với Thảo Nguyên Xanh

1. Tại sao các doanh nghiệp cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:
  • Giám sát các chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành của dự án: Giám sát chất thải: đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần.
  • Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
  • Giám sát khác: chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác (nếu có) với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này
Nhằm đáp lại sự ủng hộ của các đối tác Thảo Nguyên Xanh cố gắng hỗ trợ cho các danh nghiệp về thông tin và chi phí cho hồ sơ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ thực hiện định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, cụ thể như sau:

Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường:
a. Đối với chủ đầu tư các khu/cụm công nghiệp: 2 lần/năm
  • Thời gian nộp báo cáo lần 1: vào tháng 7 hàng năm
  • Thời gian nộp báo cáo lần 2: vào tháng 3 năm sau
b. Đối với các cơ sở nằm ngoài khu/cụm công nghiệp: tối thiểu 1 lần/năm
  • Thời gian nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ: vào tháng 3 năm sau
Nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của khách hàng lớn nhỏ: công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, tập đoàn Mai Linh, tập đoàn gạch Đồng Tâm Long An, Bà Nguyễn Thị Phấn công ty XNK FATACO Bến Tre, tập đoàn Becamex Bình Dương cùng các công ty trong và ngoài nước khác như công ty trà Tâm châu, Công Ty Fotai Đài Loan, công ty Samco, … là niếm vinh hạnh cho Thảo Nguyên Xanh.

Chi phí thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ: Thảo Nguyên Xanh luôn hoạt động dựa trên các tiêu chí:
  • Tiết kiệm chi phí về môi trường cho doanh nghiệp
  • Tiết kiệm thời gian làm hồ sơ
  • Tiết kiệm nhân công
  • Sẵn sàng hỗ trợ các thông tin cùng doanh nghiệp
Các doanh nghiệp chưa hợp tác với Thảo Nguyên Xanh hãy liên hệ với chúng tôi để để có thể tiết kiệm nhiều khoản cho cơ sở mình

Bìa mẫu báo cáo giám sát môi trường (Ảnh minh họa)

Các đối tác đang thực hiện việc lập báo cáo giám sát môi trường cùng với Thảo Nguyên Xanh: Công ty TNHH Interwood Việt Nam, Công ty TNHH Tae Kwang MTC VN, Công ty Cổ Phần Áp Sài Gòn Dầu Khí,...

2. Thông tin cho các đối tượng phải thực hiện lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ:
Tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng… đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường.

Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định của nhà nước: 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm; 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).

3. Tóm tắt nội dung báo cáo giám sát môi trường
  • Tóm tắt về công ty đang làm báo cáo giám sát môi trường
  • Kết quả kiểm tra mẫu theo ĐTM hoặc cam kết, so sánh các kết quả với quy chuẩn
  • Những vấn đề môi trường còn tồn tại chưa xử lý được như trong báo cáo ĐTM
  • Những vấn đề đã xử lý được.
  • Vấn đề môi trường phát sinh
  • Hứa hẹn xử lý, đề ra biện pháp xử lý nếu như biện pháp cũ lỗi thời.
4. Văn bản pháp lý của báo cáo giám sát môi trường định kỳ:
  • Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005;
  • Căn cứ NĐ số 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn
  • Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT (Phụ lục 4, Phụ lục 24), hướng dẫn NĐ trên
5. Các dịch vụ lập báo cáo môi trường khác chuyên sâu:
  • Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
  • Lập báo báo giám sát môi trường theo từng quý, từng năm rõ ràng
  • Lập báo cáo về đánh giá tác động môi trường từ cấp sở đến cấp bộ
  • Lập cam kết bảo vệ môi trường.
  • Lập đề án bảo vệ môi trường
  • Xin giấy phép xuất khẩu chất thải nguy hại
  • Lập hồ sơ xả nước thải
  • Giấy phép khai thác nước ngầm
  • Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại,
  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 
  • Lập dự án, Xây dựng dự án, Lập dự án đầu tư
Tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Hotline: 0839118552 - 0918755356 - Fax: 0839118579
VP Hà Nội: P. 502 Số B9/D6 khu đô thị mới Cầu Giấy Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội - Hotline: 0918755356
CN Đà Nẵng: 9 Lê Trọng Tấn, P.An Khê , TP. Đà Nẵng
CN Vũng Tàu: E35 Ông Ích Khiêm, P.6, TP. Vũng Tàu
CN Bình Dương: 400 Hoàng Hoa Thám, P.Phú Lợi, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương
CN Cần Thơ: 3 tháng 2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ. Hotline: 0918755356
Website: http://www.xaydungduan.com

​Sức khỏe và môi trường sống

Có nhiều người mặc dù còn rất trẻ, công việc làm ổn định không quá căng thẳng hay bị stress, nhưng luôn than phiền họ cảm thấy không được khỏe mạnh, cơ thể bị suy nhược...


Người dân tập thể dục, vận động tại công viên Gia Định, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Những người này thường xuyên đến phòng khám bệnh để được các thầy thuốc khám và cho làm xét nghiệm. Nhưng khổ nỗi ngay cả các thầy thuốc rất giỏi cũng không tìm ra nguyên nhân của bệnh để điều trị. Các xét nghiệm dù là cao cấp nhất cũng cho kết quả bình thường. Cuối cùng tất cả thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên tăng cường tập thể dục.

Tuy nhiên, càng tập thể dục càng thấy mệt mỏi, sức khỏe càng suy sụp và thế là họ ngừng tập vì cho rằng tập thể dục không tốt đối với sức khỏe của họ. Ðiều này hoàn toàn trái ngược với những lời khuyên và nhận định của thầy thuốc là tập thể dục có lợi cho sức khỏe.

Môi trường sống là nguyên nhân chính

Nhờ tham khảo các tài liệu y học, sau này bệnh nhân mới biết do họ sống ở trung tâm thành phố, trong căn nhà chật hẹp, nóng và độ ẩm cao làm cho sức khỏe càng tồi tệ và họ quyết định thay đổi môi trường sống.

Một căn nhà ở ngoại ô tuy nhỏ nhưng thoáng mát và nhờ tập thể dục thường xuyên trong môi trường trong lành vào mỗi buổi sáng, sức khỏe bệnh nhân dần hồi phục, cảm giác mệt mỏi và đau đầu thường xuyên đã dần biến mất.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống

Cần phải thay đổi quan điểm cơ bản về môi trường sống trong tất cả mọi người, kể cả người dân và người làm công tác quản lý. Cần phải mở rộng thành phố ra các vùng ngoại ô, tránh xây dựng những nhà cao tầng trong nội ô thành phố vì gây ra những điểm trũng về dân số kéo theo bao hệ lụy khác, trong đó có việc phát sinh những bệnh do ô nhiễm môi trường sống.

Hãy mạnh dạn chấp nhận thay đổi môi trường sống để có được sức khỏe tốt và một cuộc sống có chất lượng.


Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học, môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Ở trong ngôi nhà hay nơi làm việc có nhiệt độ và độ ẩm cao, cơ thể con người luôn phải cố gắng điều tiết để thích nghi với môi trường bằng các chất trung gian hóa học như serotonine, corticosteroides, cathecolamine...

Rồi đến một lúc nào đó, các phản ứng hóa học để thích nghi của cơ thể bị rối loạn và cơ thể bắt đầu bị bệnh. Việc định lượng các yếu tố gây ra phản ứng hóa học trong cơ thể rất khó có thể tiến hành một cách chính xác được vì nó thay đổi theo thời gian từng giờ, thậm chí từng phút.

Tuy nhiên, do thói quen từ đời này truyền sang đời khác và do công việc làm ăn kiếm sống, rất nhiều người đã không thể rời không gian nhỏ bé và chật hẹp ấy để tìm đến những nơi thoáng mát hơn.

Ðó là một trong những nguyên nhân của sự không thành công trong việc xây dựng những đô thị vệ tinh của những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...

Việc cải thiện ngôi nhà của mình và môi trường sống đã được người dân Việt Nam biết đến từ lâu qua những câu tục ngữ, hò vè như: nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm...

Thế nhưng vì nhiều nguyên nhân, đến nay vẫn còn xuất hiện khá nhiều căn bệnh nguy hiểm do môi trường sống chật hẹp, ẩm thấp như hen suyễn, dị ứng, mệt mỏi kinh niên...

Ô nhiễm tiếng ồn

Trên thế giới, từ lâu người dân đã rất bức xúc với việc ô nhiễm tiếng ồn. Ở nhiều nước phát triển có những quy định rất khắt khe trong việc chống tiếng ồn trong các khu đô thị nên ngoài đường hầu như không có tiếng còi xe. Các loại tiếng ồn đều được khống chế trong quy định cho phép. Người ta quy định khắt khe là thế nhưng vẫn có khá nhiều người bị stress và các bệnh do ô nhiễm tiếng ồn gây ra.

Theo thống kê, tại Mỹ hằng năm người ta đã phải tốn hơn 5 tỉ USD để chữa trị cho những bệnh nhân bị ô nhiễm tiếng ồn. Ðây cũng là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta phải chú ý trong khi môi trường sống đô thị của chúng ta hiện nay có quá nhiều tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn từ còi xe, tiếng động của xe cơ giới. Ðã có không ít trường hợp xảy ra tai nạn giao thông do tiếng còi xe quá to làm người đi xe máy giật mình té xe và bị xe tải cán chết.

Ở nước ta, tiếng động của xe cơ giới rất lớn nhưng hầu như không có ai kiểm soát. Trong khi những bệnh gây ra do ô nhiễm tiếng ồn thường nằm trong bệnh cảnh phức tạp của một số bệnh khác nên thầy thuốc cũng khó phân biệt.

PGS.TS NGUYỄN HOÀI NAM (Ðại học Y dược TP.HCM)

Dân khổ vì ô nhiễm môi trường

Gần 10 năm nay, hàng trăm hộ dân ở xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã phải sống cùng mùi hôi thối nồng nặc tỏa ra từ khu xử lý rác thải Đồng Hầm. Rất nhiều kiến nghị của người dân đã được gửi đến chính quyền xã và huyện, nhưng hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường ở nơi đây vẫn không có sự chuyển biến.

Ô nhiễm nghiêm trọng

Theo phản ánh của người dân, từ năm 2005, huyện Phổ Yên đã có chủ trương xây dựng bãi rác thải tại khu vực Đồng Hầm, nay thuộc xóm 2, xã Minh Đức. Việc xây dựng bãi xử lý rác nhằm mục đích thu gom, xử lý rác thải của toàn bộ huyện Phổ Yên. Ban đầu, khi triển khai khu xử lý rác này, bà con được thông báo, khu vực chôn lấp rác sẽ có 3 bể chứa, đảm bảo nước thải thoát ra ngoài được xử lý, không gây ô nhiễm. Thế nhưng, thực tế, kể từ khi bãi rác đi vào hoạt động, chỉ có một cái hố được đào xuống, lót bạt sơ sài. Các xe thu gom rác của 2 hợp tác xã môi trường (Trung Thành và Ba Hàng) mà huyện Phổ Yên thuê khoán thu gom, xử lý rác trong huyện tự ý đổ rác trong khu vực bãi rác mà không cần chôn lấp, dùng hóa chất khử mùi.



Rác thải không qua xử lý, chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở xã Minh Đức, Phổ Yên.

Sau nhiều năm tích tụ, bãi rác Đồng Hầm trở thành nơi phát tán mùi xú uế ra khắp vùng. Bị ảnh hưởng nặng nhất là các khu dân cư: Xóm 2, xóm 10, xóm Đậu, xóm Cầu Dao, Cao Phong, Tân Lập… Những năm gần đây, bãi rác Đồng Hầm không chỉ tiếp nhận rác thải sinh hoạt mà còn có cả rác thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Phổ Yên. Cách xử lý của những người thu gom, xử lý rác ở đây là đốt. Khói bụi, mùi hôi từ bãi rác Đồng Hầm càng thêm khó chịu, đặc quánh và người dân chỉ còn cách chống chọi duy nhất là đóng kín cửa nhà.

Ông Lương Thanh Tuấn, Bí thư chi bộ Đoàn Kết (bao gồm 4 xóm gần bãi rác) cho biết: “Người dân đã nhiều lần kiến nghị với huyện, với xã và được huyện trả lời, đây là khu bãi thải chứ không phải khu xử lý nên việc phát tán mùi từ rác thải là tất nhiên. Dân chúng tôi đã gần như không thể chịu nổi nữa rồi, đề nghị các cấp chính quyền địa phương phải có ngay hệ thống xử lý để ngăn chặn mùi hôi thối, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Không chỉ phát tán mùi hôi thối, từ khi có bãi rác, người dân Minh Đức còn phải chống chọi với ruồi, nhặng. Những ngày nắng, ruồi nhặng bám đầy cây cối, nhà cửa. Nhiều năm nay, người dân trong vùng khi ăn cơm cũng phải mắc màn để tránh ruồi. Đáng lo ngại hơn, khói bụi từ quá trình đốt rác, nước thải từ bãi rác chảy xuống khiến nhiều thửa ruộng xung quanh khu vực bãi rác Đồng Hầm không cho thu hoạch. Các loại cây ăn quả như vải, nhãn, táo… không đậu quả mà nếu có đậu quả thì cũng bị ám muội, không ăn được.

Bà Đỗ Thị Liên, người dân ở xóm Ba Quanh, xã Minh Đức cho biết thêm: “Những hôm nắng nóng, mùi khét, mùi hôi từ bãi rác càng thêm phần khó chịu, người dân phải dùng khăn mỏng để bịt mũi mới ngủ được. Do khâu xử lý rác thủ công, nên ruồi nhặng quá nhiều, nhà tôi nhiều lần phải ăn cơm trong màn, dùng màn để ngồi ăn cơm, nhà nền trắng nhìn cứ như phơi đỗ đen. Do không chôn lấp, xử lý rác thải tràn lan khắp tất cả các đồi, các núi chứ không phải là một khu bãi thải nữa. Hơn lúc nào hết, bà con đề nghị chính quyền có biện pháp xử lý cho chúng tôi, để đời sống của bà con đỡ khổ”.

Cần xử lý triệt để

Người dân đã phản ánh vấn đề này nhiều lần qua các cuộc họp, cuộc tiếp xúc cả tri các cấp, nhưng không rõ vì nguyên nhân gì mà nhiều năm qua, chính quyền huyện và xã đếu không có biện pháp xử lý triệt để. Lãnh đạo chính quyền xã cho rằng, việc xử lý vượt thẩm quyền nên xã cũng chỉ biết kiến nghị lên tỉnh, lên huyện.

Ông Triệu Thế Lực, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Đức thừa nhận: “Vấn đề ô nhiễm môi trường của bãi rác thải Đồng Hầm là có thực. Hai hợp tác xã môi trường nhiều khi đổ bừa bãi, nên việc ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện đã thành lập Ban quản lý về môi trường. Để xử lý tình trạng ô nhiễm, Ban quan lý đã cho múc rác đổ không đúng nơi quy định đổ vào các hố để chôn lấp và cũng đang xây dựng nhà bảo vệ, để khi có rác thải đổ về đấy là phải đổ đúng nơi quy định thì mới cho phép đổ và chỉ được đổ những loại rác thải được phép đổ. Xã cũng đề nghị với các cấp có thẩm quyền từ tỉnh xuống huyện đi kiểm tra nhiều lần, mỗi một lần đoàn về kiểm tra thấy ô nhiễm, một là nhắc nhở, hai là ra các quyết định xử phạt, nhưng vẫn chưa khắc phục triệt để được trong việc ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới, huyện cũng đang mở rộng, xây dựng thêm các hố chôn lấp theo đúng như quy trình, thiết kế để giảm thiếu nhất việc ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống của bà con”.

Mới đây, huyện Phổ Yên đã có thông báo và thực hiện dự án bãi rác ở xã Minh Đức. Trong quá trình thi công mở rộng, một số bà con vì quá bức xúc trước việc ô nhiễm môi trường ở đây đã ngăn cản thi công. Sự lo ngại của bà con hoàn toàn có cơ sở, bởi thực tế, việc mở rộng bãi rác Đồng Hầm chỉ đơn thuần là san gạt mặt bằng lấy chỗ đổ rác, mà ít có dấu hiệu cho thấy việc xây dựng khu xử lý quy mô, có hệ thống phân loại rác, lò đốt, hố chôn lấp, hệ thống xử lý nước thải… Hơn lúc nào hết, người dân xã Minh Đức đang rất cần các cơ quan chức năng của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên vào cuộc, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài nơi đây, đảm bảo cuộc sống ổn định cho bà con.

Bài và ảnh: Hoàng Thảo Nguyên

Phụ nữ huyện Kim Bôi: Chung tay cải thiện môi trường nông thôn


Hội viên phụ nữ huyện Kim Bôi tìm hiểu kiến thức về môi trường nông thôn tại ngày hội văn hóa đọc năm 2014.

(HBĐT) - Về xã Kim Bình (Kim Bôi) dễ dàng thấy được môi trường nông thôn đã cải thiện đáng kể với không khí trong lành, đường làng - ngõ xóm sạch sẽ. Chị Bùi Thị Hoan, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Kim Bình cho biết: Xác định muốn sạch làng, sạch xóm, trước tiên mỗi hộ gia đình phải giữ gìn vệ sinh bằng những việc làm cụ thể. Từ khi huyện Hội phát động, Hội Phụ nữ xã đã xây dựng kế hoạch triển khai đến từng chi hội. Đến nay, toàn xã đã thành lập được 17 nhóm hỗ trợ, giúp nhau xây dựng và cải thiện công trình phụ. Mỗi nhóm có từ 10 - 15 thành viên, tùy vào quy định của từng nhóm, mỗi tháng đóng góp từ 100 - 200.000 đồng /người và cho 1 thành viên vay với mục đích xây dưng hoặc cải tạo công trình phụ hợp vệ sinh. Với cách làm đó, từ tháng 4/2014 đến nay, Hội Phụ nữ xã đã xây mới được gần 50 công trình phụ với giá trị từ 3 - 3,5 triệu đồng/công trình.

Xác định được vệ sinh kém, nhà vệ sinh không đạt chuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người dân dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa. Chung tay cải thiện vệ sinh cộng đồng, cụ thể là xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh được Hội Phụ nữ huyện Kim Bôi phát động sâu rộng và nhận được sự ủng hộ của hội viên, nhân dân, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường NTM của địa phương. Để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên trong chương trình xây dựng NTM của địa phương, tháng 5 vừa qua, Hội Phụ nữ huyện đã tổ chức lễ phát động phụ nữ Kim Bôi chung tay xây dựng NTM. Tại buổi lễ, Hội Phụ nữ huyện đã cấp phát tài liệu truyền thông “Phụ nữ tham gia xây dựng NTM“ gắn với CVĐ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; tuyên truyền, hướng dẫn, vận động 100% hộ gia đình có phụ nữ nắm vững và tham gia tích cực cùng địa phương thực hiện các tiêu chí của xây dựng NTM. Trong đó, tập trung thực hiện tiêu chí cải thiện môi trường nông thôn, cụ thể là nâng cao tỷ lệ gia đình hội viên sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo chị Nguyễn Thị Minh Anh, cán bộ Hội Phụ nữ huyện, nhằm huy động sự vào cuộc tích cực của hội viên, đồng thời giúp đỡ hội viên nghèo, khó khăn hoàn thành được công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, cải thiện môi trường sống, các cấp hội đã tổ chức họp bàn, phân chia thành lập nhóm, mỗi nhóm có 30 hội viên, đến nay, toàn huyện thành lập được trên 500 nhóm phụ nữ. Hoạt động của các nhóm theo phương thức các thành viên cùng đóng góp rồi lần lượt cho từng thành viên vay dùng vào xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi công trình được xây dựng, các thành viên trong nhóm còn giúp đỡ, hỗ trợ nhau ngày công lao động. Mỗi công trình hợp vệ sinh cần khoản tiền 1, 2 triệu đồng. Tuy nhiên, hầu hết các hội viên đầu đầu tư xây từ 2 - 3 triệu đồng /công trình, ngoài nhà tiêu hợp vệ sinh, công trình còn được lắp đặt hệ thống dẫn nước sạch, lắp đặt vòi rửa tay. Từ lễ phát động phụ nữ chung tay xây dựng NTM đến nay, toàn huyện hội đã xây mới được gần 1.194 nhà tiêu hợp vệ sinh.

Song song với xây dựng, Hội Phụ nữ huyện đã tổ chức nhiều buổi truyền thông, vận động cộng đồng nông thôn thực hiện hành vi vệ sinh như rửa tay với xà phòng, xử lý an toàn nguồn nước dùng trong ăn uống và xử lý rác thải. Đặc biệt, các nhóm phụ nữ sau khi được thành lập đã trở thành các tuyên truyền viên tích cực của địa phương, thông qua buổi sinh hoạt nhóm, truyền thông tại cộng đồng, chị em có ý thức hơn trong việc tham gia bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường trong khu vực và cả cộng đồng dân cư, vận động nhiều hộ có điều kiện tự xây nhà vệ sinh. Việc xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã góp phần bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường trong lành cũng chính bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, hạn chế ô nhiễm môi trường do con người gây nên phòng ngừa các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường NTM của địa phương.

Hồng Nhung

Tranh chấp môi trường: Cần lấp đầy những lỗ hổng chính sách


Một nhà máy hoạt động, xả nước thải tràn lan, gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Trong thập kỷ qua, suy thoái môi trường đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng về chất lượng cuộc sống, sinh kế và sức khỏe.

Tuy nhiên đang tồn tại một nghịch lý là cộng đồng dân cư rất ít có cơ hội được tham vấn, tham gia trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, dẫn đến xung đột môi trường ngày càng gia tăng.

Tồn tại cùng những lỗ hổng chính sách

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội, tuyệt đại bộ phận các vụ giải quyết tranh chấp môi trường thành công đều thông qua phương thức hòa giải.

Có nhiều trường hợp, doanh nghiệp chấp nhận đối thoại, thương lượng với dân nhưng khi được yêu cầu bồi thường thiệt hại, doanh nghiệp lại giơ cái “phao” cứu sinh yêu cầu chứng cứ, kết luận... và từ chối bồi thường thiệt hại cho người dân khi khẳng định chấp nhận đền bù khi có kết luận của cơ quan chức năng.

Trong khi đó, khung pháp luật và chính sách đã, đang và hướng tới đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững nhưng thực thi lại chưa hiệu quả.

Hậu quả của công tác hỗ trợ không triệt để, hoạt động hỗ trợ không thường xuyên, liên tục, thiếu tính gắn kết với người dân. Ý thức của người dân về quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường còn hạn chế.

Cộng đồng thiếu hỗ trợ về chuyên môn trong công tác giám sát. Mối quan hệ lợi ích phức tạp trong quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội làm mất đi lợi thế của tiếng nói người dân và công cụ pháp lý.

Sẽ có hiệu lực từ 1/1/2015, nhưng Luật Bảo vệ môi trường vẫn thiếu cơ chế để thực hiện quyền của các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, cộng đồng dân cư, và cơ chế buộc công chức, cơ quan nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình.

Luật chưa có quy định quyền được yêu cầu cung cấp thông tin môi trường của người dân. Luật mới quy định về giám định thiệt hại về môi trường mà chưa có quy định về giám định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị thiệt hại.

Pháp luật cũng chưa có quy định về phương thức chi trả tiền bồi thường đối với những người bị thiệt hại khi xác định được tổng mức thiệt hại và bên gây thiệt hại chấp nhận bồi thường với mức này.

Cải tổ quy định pháp luật

Tiến sỹ Nguyễn Văn Phương cũng cho rằng những lỗ hổng chính sách trên cần được lấp đầy. Bởi từ thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường thời gian vừa qua cho thấy số lượng các vụ tranh chấp trong lĩnh vực này được giải quyết thành công chủ yếu thông qua hoạt động hòa giải, có sự tham gia của cơ quan nhà nước.

Đây có thể là minh chứng cho tính ưu việt của hoạt động hòa giải trong thời gian qua so với hoạt động xét xử tại tòa án. Bởi vậy, cần quy định hòa giải tranh chấp môi trường, đặc biệt là tranh chấp bồi thường thiệt hại là một thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện tại tòa.

Trong trường hợp không thể đòi bồi thường thiệt hại cần xây dựng quy định hỗ trợ chủ thể bị thiệt hại theo nguyên tắc trách nhiệm cộng đồng.

Cơ quan chức năng cũng cần xây dựng quy định về giám định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị thiệt hại, nguyên tắc, trình tự xác định thiệt hại đối với từng chủ thể bị thiệt hại trong tổng thiệt hại, hoặc cơ chế để thực hiện việc “phân bổ” tiền bồi thường cho những người bị thiệt hại trên nguyên tắc minh bạch, dân chủ, công bằng, công khai. Quyền được yêu cầu cung cấp thông tin môi trường của người dân có thể được xem xét khi xây dựng Luật về Thông tin.

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét xây dựng những quy định nhằm bảo đảm cho người dân - những người bị thiệt hại, có thể tiếp cận công lý thông qua việc vận động tẩy chay hàng hóa, dịch vụ và phản đối trong hòa bình với những doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và hành vi này đã được chứng minh.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững Đặng Đình Bách nhấn mạnh cần phát triển mạng lưới luật sư cộng đồng phục vụ hỗ trợ xử lý tranh chấp môi trường./.

Năm 2015, tăng cường thanh tra về đất đai, môi trường và khoáng sản

Công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện những vi phạm để xử lý cũng như điều chỉnh các văn bản pháp luật đã ban hành.

Năm 2014, ngành Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực giảm thiểu các sai phạm trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản…, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành. Năm 2015, ngành Tài nguyên môi trường tập trung tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật về lĩnh vực đất đai, môi trường và khoáng sản. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang (Ảnh: Dân trí)


PV: Thưa Bộ trưởng, thời gian qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững đất nước. Xin Bộ trưởng đánh giá kết quả nổi bật trong năm 2014?

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Năm 2014 là một năm mà ngành Tài nguyên môi trường có một nỗ lực rất lớn. Chúng tôi đánh giá là năm đạt kết quả khá cao. Vấn đề số 1 của chúng tôi là xây dựng các văn bản pháp luật cũng như tổ chức thực hiện. Trong năm 2014, một số văn bản như Luật Đất đai bắt đầu có hiệu lực từ năm 2014. Đến đúng thời điểm đó các văn bản hướng dẫn như Nghị định Chính phủ, các Thông tư về cơ bản đã hoàn thành. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Môi trường hiện nay cũng đang hoàn thành để 1/1/2015 bắt đầu có hiệu lực, chuẩn bị các Luật khác, xây dựng các văn bản pháp luật Bộ đã có nhiều cố gắng. Vấn đề thứ hai là tổ chức thực hiện cũng như thanh tra kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật này; Đồng thời qua thanh tra, kiểm tra phát hiện những vi phạm để chúng ta xử lý cũng như điều chỉnh nhất định trong các văn bản pháp luật đã ban hành.

Vấn đề cải cách thủ tục hành chính là 1 vấn đề Bộ rất quan tâm, rút kinh nghiệm những năm trước, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến nhiều nội dung trong đó có cải cách thủ tục hành chính liên quan đến người dân, các thủ tục người dân doanh nghiệp, chúng tôi đánh giá trong thời gian vừa rồi, các địa phương, vấn đề thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, cấp giấy chứng nhận cũng đã có hiệu quả. Cụ thể cuối tháng 12/2014, Hà Nội việc cấp giấy chứng nhận với số lượng lớn so với các địa phương khác. Đến năm 2014, việc cấp giấy chứng nhận đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của Nghị quyết 30 Quốc hội đã đề ra. Ngoài ra, các lĩnh vực đã có rất nhiều cố gắng từ quản lý về khoáng sản, về môi trường đếu có chuyển biến tương đối đồng đều.

PV: Năm 2014, mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng các chế tài mạnh mẽ để xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường và khoáng sản. Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn xảy ra những vi phạm trong lĩnh vực này. Vậy thưa Bộ trưởng, nguyên nhân do đâu?

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Ngành Tài nguyên môi trường được giao quản lý rất nhiều lĩnh vực liên quan đến tài nguyên và môi trường. Quá trình thực hiện cũng có nhiều vấn đề, liên quan trước hết là vấn đề pháp luật, có thể pháp luật của chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện. Về mặt pháp luật cơ bản các vấn đề này đều xây dựng từ thực tiễn thế nhưng quá trình tổ chức thực hiện thì ý thức của người dân và các nhà quản lý liên quan đến việc chấp hành pháp luật là nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các văn bản pháp luật, nhất là trong Luật Đất đai cũng như Luật Môi trường. Còn nhiều vấn đề khác nhất là trong vấn đề môi trường đặt ra nhiều vấn đề, kể cả doanh nghiệp và người dân. Môi trường sống là của chung thế nhưng trách nhiệm mỗi người để bảo vệ môi trường đang là tồn tại khá lớn, liên quan đến nhận thức, liên quan đến những quy định pháp luật, liên quan đến xử lý…

PV: Hiện nay, ngành Tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc trong dư luận như ô nhiễm môi trường, đất đai cần phải giải quyết. Vậy Bộ trưởng nêu rõ những giải pháp để giảm thiểu các vấn đề này trong năm 2015?

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Riêng lĩnh vực đất đai, đến 1/7/2014, Luật có hiệu lực. Sang năm 2015, Luật có chủ trương rõ ràng là tập trung công tác thanh tra, kiểm tra. Thông qua đây để xem Luật mới sẽ đi vào cuộc sống như thế nào, người dân họ đón nhận Luật ra sao. Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường và xác định nhiệm vụ trọng tâm là thanh tra, kiểm tra. Đối với các Luật trước như: Luật Khoáng sản, tài nguyên nước giờ là quá trình thực hiện. Nhưng hai luật mới này, qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để điều chỉnh, xử lý, đồng thời trong văn bản pháp luật chúng ta cũng cần phải xem xét trong thực tế, còn nhiều vấn đề chúng ta phải điều chỉnh. Năm 2015, Bộ sẽ tập trung vào lĩnh vực đất đai, môi trường và lĩnh vực khoáng sản. Đây là 3 lĩnh vực sẽ được thanh tra, kiểm tra.

PV: Vâng, xin cảm ơn Bộ trưởng!./. Thy Hạt/VOV-Trung tâm Tin

Nhà khoa học trẻ bàn về môi trường lưu vực sông

Hơn 60 nhà khoa học trẻ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đang có mặt ở Việt Nam để tham dự Hội thảo quốc tế lần thứ II các nhà khoa học trẻ về Quản lý và Môi trường lưu vực sông, do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức trong hai ngày 5 và 6/1.


Đoạn sông Vu Gia phía sau đập thủy điện Đắk Mi 4 chảy qua huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trơ đáy vào mùa cạn 2014. Ảnh: Nguyễn Hoài.

Các nhà khoa học đến từ Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ và những ý tưởng mới trong việc quản lý lưu vực sông.

Ví dụ, đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa và biến đổi khí hậu lên lũ lụt ở vùng hạ lưu của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn; đánh giá mạng lưới khí tượng thủy văn ở vùng địa chất đá vôi - Công viên quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; đánh giá dòng chảy phù sa sông ở Hải Dương, hạ lưu lưu vực sông Cầu; mô hình hóa các nguồn ô nhiễm không tập trung, sử dụng thiết bị đánh giá đất và nước ở lưu vực sông Bé.

Ngoài ra, hội thảo liên kết các nhà khoa học trẻ để chia sẻ, kết nối, phát triển các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Quy định rõ mức xử phạt trong Luật Bảo vệ Môi trường


(Ảnh minh họa: Công Tường/TTXVN)

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 sẽ tạo bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường.

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có nhiều thay đổi và tiến bộ hơn Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, có nhiều quy định rất chặt chẽ trong bảo vệ môi trường nhất là vấn đề đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên…

Cùng với những quy định chặt chẽ, Luật có chế tài xử lý vi phạm với mức xử phạt có thể lên đến 2 tỷ đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng cùng với việc tuyên truyền, giáo dục thì mức xử phạt quy định rõ trong Luật rất quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó khăn đối với hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương khi muốn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, nhưng nếu không áp dụng hình thức xử phạt thì khó quản lý.

Bên cạnh đó, việc không xử phạt hay buông lỏng quản lý thì tình trạng vi phạm sẽ tiếp tục diễn ra và có xu hướng tăng.

Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp đến các cấp chính quyền, vì vậy, cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để tất cả có ý thức giữ gìn, chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên tốt hơn.

Thực tế, nhiều vấn đề được pháp luật quy định nhưng vẫn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện, do vậy, Bộ sẽ đẩy mạnh thực hiện cơ sở pháp lý, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để từng bước đưa pháp luật vào việc bảo vệ môi trường.

Vì vậy, trong năm 2015, để triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2015 đi vào cuộc sống, trước hết ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương cần tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành; ban hành các thông tư hướng dẫn; trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 179/2013 ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch về quy chế phối hợp liên ngành trong kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu; rà soát, chuyển đổi và xây dựng mới các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh.

Theo đó, các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ triển khai thực hiện tốt các chương trình, đề án bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước; đẩy mạnh hoạt động và nâng cao vai trò của của các Chi cục môi trường lưu vực sông; cải thiện chất lượng môi trường, kiểm soát, xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm; thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình mục tiêu khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016-2020; Cơ chế, chính sách tài chính về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam.

Đồng thời tăng cường xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, đặc biệt là đối với các cơ sở đã đến hạn xử lý; rà soát và bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh; kiểm tra, đảm bảo hiệu quả sử dụng kinh phí đối với các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương.

Nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, đánh giá môi trường chiến lược, quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên mới, bảo vệ các hành lang đa dạng sinh học; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế; ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.

Mặt khác, Tổng cục Môi trường với chức năng của mình phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm; đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản; nâng cao năng lực, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.

Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn chi sự nghiệp môi trường, tiếp tục đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, kiến nghị Quốc hội tăng dần mức chi cho sự nghiệp môi trường, bảo đảm đến năm 2015 không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định./.

Ai là thủ phạm của 70% sông băng tan trong 20 năm qua ?

Đảo băng Ellesmere Island tại Canada - Reuters

Theo AFP, một nghiên cứu của tạp chí Science Mỹ, công bố ngày 14/08/2014, ghi nhận con người là tác nhân chủ yếu dẫn đến việc các sông băng trên thế giới bị tan chảy với khối lượng rất lớn trong vòng 20 năm qua.

Băng không chỉ có ở Bắc Cực và Nam Cực, mà hiện diện ở rất nhiều khu vực trên trái đất. Theo tạp chí Khoa học Pháp « Science et Avenir » (ngày 20/05/2013), băng bị tan chảy nhiều nhất là tại các sông băng (glacier) phần cực bắc Canada, tiểu bang Alaska (Mỹ), phía nam dãy núi Andes (Nam Mỹ), dãy núi cao thứ hai thế giới và Himalaya.

Một nghiên cứu của các nhà khí hậu học đại học Clark, Massachusetts (Hoa Kỳ), công bố năm ngoái, cho thấy các sông băng tại các khu vực nói trên – dù chỉ chiếm 1% khối lượng băng toàn cầu – nhưng lượng băng tan chảy của các vùng này tương đương với khối lượng băng tan của cả Bắc Cực và Nam Cực cộng lại trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2009. Các nghiên cứu khoa học cho biết trong vòng thời gian 7 năm này, mỗi năm 260 tỷ tấn băng (không kể Nam Cực và vùng Groenland) chảy vào lòng đại dương, khiến mực nước đại dương dâng lên 0,7 milimet.

Theo nghiên cứu của Viện Khí hậu và Địa vật lý của đại học Innsbruck (Áo), các nhà khoa học đã thiết lập được một mô hình tin học, cho phép tính đến các nhân tố tự nhiên của quá trình trái đất bị hâm nóng, như núi lửa và mặt trời. Theo cách tính toán này, các hoạt động của con người gây ra hiệu ứng nhà kính, làm mất đến 70% tổng số lượng sông băng bị tan.

Theo mô hình này, từ năm 1851 – khởi đầu của thời kỳ công nghiệp hóa – đến năm 1989, khoảng 25% khối lượng sông băng tan là do các hoạt động của con người. Tuy nhiên, từ năm 1991 đến 2010, đến 69% lượng băng tan là do con người.

Theo cách tính toán này, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng trên máy tính sự biến chuyển của tất cả các khu vực có băng trên thế giới (các sông băng), ngoài Nam Cực, đặc biệt với việc sử dụng các dữ liệu của « Randolph Glacier Inventory », để tái hiện lại bề mặt và thể tích băng vào năm 1851. Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu tái hiện lại mức độ băng tan theo hai kịch bản khác nhau. Một kịch bản mô phỏng hoàn toàn theo các nhân tố thuần túy khí hậu, như sự thay đổi mặt trời, hoạt động của núi lửa, và kịch bản kia thuần túy căn cứ vào các hoạt động của con người.

Các kết luận nói trên bổ sung vào những kết quả nghiên cứu của GIEC, nhóm chuyên gia độc lập về biến đổi khí hậu. Trong một báo cáo công bố năm 2013, các chuyên gia cho rằng « rất có khả năng » là hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm trái đất bị nóng lên kể từ giữa thế kỷ XX, với xác suất lên đến 95%, nhiều hơn 5% so với báo cáo 2007.

GIEC cho rằng, nếu như mực nước đại dương có thể tăng trung bình từ 26 đến 82 cm từ đây đến cuối thế kỷ, chủ yếu là do việc các giải băng bên lề băng đảo Groenland và Nam Cực tan ra.

Theo các ước tính được tạp chí Science et Avenir dẫn lại, nếu tất cả các sông băng trên thế giới tan chảy, mực nước đại dương sẽ dâng lên 61 cm. Nếu toàn bộ băng (glace) của Groenland tan, nước sẽ dâng 6,1 mét, không kể đến khả năng khó xảy ra nhất, nếu toàn bộ khối băng (calotte glaciaire) Nam Cựu tan, đại dương sẽ dâng cao 61 mét.

Thông tin về băng tan nói trên được đưa ra chỉ cách 100 ngày Hội nghị lần thứ 20 về Biến đổi khí hậu tại Lima (Peru) (COP 20), chặng đường cuối cùng trước Hội nghị toàn cầu tại Paris năm 2015 (COP 21). Tại Hội nghị này, các quốc gia phải đạt được đồng thuận trong việc giới hạn mức độ tăng nhiệt độ ở mức 2°C và đồng thời các cam kết cụ thể để thực hiện mục tiêu này bắt đầu có hiệu lực từ 2020, nếu không muốn các thảm họa thiên nhiên khôn lường xảy ra.

Tiền Giang: Các lò giết mổ gây ô nhiễm môi trường

Ngoài việc không có giấy phép, nhiều cơ sở giết mổ này còn không đạt các yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều điểm chuyên giết mổ chó (cầy) trái phép và gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói là chính quyền và ngành chức năng địa phương chưa quan tâm, xử lý các trường hợp này một cách kiên quyết.



Chỉ tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có gần 10 cơ sở giết mổ chó; trong đó chỉ có 4 cơ sở có giấy phép kinh doanh, số còn lại là giết mổ trái phép. Mỗi đêm các cơ sở này giết mổ gần 300 con chó, cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài việc không có giấy phép, nhiều cơ sở giết mổ này còn không đạt các yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. Hầu hết các cơ sở giết mổ chó vào ban đêm, né tránh sự kiểm tra của ngành chức năng.



Lượng nước thải từ giết mổ không được xử lý mà xả thải ra môi trường tự nhiên. Âm thanh phát ra từ các cơ sở khi giết mổ chó gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Để có lợi nhuận cao, chủ cơ sở mua chó không rõ nguồn gốc, thậm chí thu gom từ các đối tượng trộm chó bán với giá thấp (khoảng 30-40 ngàn/kg), sau khi giết mổ bán cho các quán kinh doanh thịt chó với giá gần 100 ngàn đồng/kg.



Về việc chấn chỉnh hoạt động này, ông Nguyễn Văn Phát, Chủ tịch UBND xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nói: “Vấn đề giết mổ chó không có giấy phép, chúng tôi có kiểm tra, quyết liệt để xử lý, xử phạt, đúng quy định. Về môi trường, chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra ráo riết, có đề nghị xây dựng môi trường làm sao không để ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.”./. Nhật Trường/VOV- ĐBSCL

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm môi trường

Trong năm 2014, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh đã phối hợp với công an các địa phương và các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý hàng trăm vụ vi phạm về môi trường. Tuy nhiên, tình hình vi phạm trên lĩnh vực môi trường hiện vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

Từ nạn hút trộm cát...

Thực hiện chỉ đạo của Ban giám đốc Công an tỉnh về đấu tranh, xử lý trong hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát trên sông, công an các địa phương đã nhanh chóng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp qua đó kéo giảm nạn khai thác cát lậu. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2014, tình hình khai thác trộm cát sông lại diễn biến phức tạp, gây ô nhiễm môi trường nước, sạt lở bờ sông và các công trình...


Lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra một điểm tập kết rác trái phép tại xã Sông Mây (huyện Trảng Bom).

Một cán bộ thuộc PC49 cho biết, trước đây các đối tượng trộm cát thường sử dụng ghe hút trộm cát vào ban đêm, nếu gặp công an thì rút lù nhấn chìm ghe rồi nhảy sông tẩu thoát. Gần đây, bọn trộm cát sử dụng máy công suất lớn để hút cát dưới sông rồi bơm thẳng lên ghe vận chuyển. Khi phát hiện công an, phương tiện hút trộm cát sẽ tách khỏi phương tiện vận chuyển để bỏ chạy. Lúc này, cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý các đối tượng về hành vi vận chuyển cát không phép.

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực không mệt mỏi, thời gian qua PC49 đã bắt giữ nhiều vụ khai thác trộm cát với quy mô lớn. Như đêm 24-12, PC49 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ công an bất ngờ tập kích điểm hút trộm cát tại khu vực Cù lao Tín Nghĩa (phường Tân Vạn, TP.Biên Hòa). Thấy công an, hàng chục đối tượng hút trộm cát đã nhấn chìm ghe rồi nhảy sông tẩu thoát. Công an đã trục vớt và tịch thu 3 ghe có công suất lớn mà các đối tượng này bỏ lại.

Đêm 16-8 tại khu vực ấp Bàu Bông, xã Phước An (huyện Nhơn Trạch), PC49 đã phối hợp với Công an huyện Nhơn Trạch bắt giữ hàng chục đối tượng hút trộm cát sông. Qua sàng lọc, công an đã tạm giữ 12 đối tượng trực tiếp sử dụng 5 ghe gỗ hút cát lên 6 sà lan. Công an đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính nhóm đối tượng này và tịch thu bán đấu giá số tài sản thu được với số tiền 1,2 tỷ đồng.

Đêm 17-4, PC49 phối hợp với lực lượng cảnh sát cơ động Công an tỉnh tập kích điểm hút trộm cát ở khu vực Cảng Gò Dầu (xã Phước Thái, huyện Long Thành), qua đó tạm giữ 6 ghe, 1 sà lan và nhiều phương tiện, máy móc khai thác cát. Số tài sản thu giữ sau đó được bán đấu giá thu gần 800 triệu đồng.

Theo thống kê, trong năm 2014, các cơ quan chức năng đã bắt, xử lý 65 vụ khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát trái phép, tịch thu 59 ghe, 2 sà lan cùng nhiều tang vật khác. Cơ quan chức năng đã tổ chức bán đấu giá số tài sản thu được hơn 2,2 tỷ đồng.

...Đến vấn đề an toàn thực phẩm

Trong năm 2014, việc đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm cũng được lực lượng cảnh sát môi trường tập trung thực hiện.

Ngày 27-10, Công an TP.Biên Hòa phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở nuôi heo của ông Vũ Xuân Hải (tại KP.7, phường Long Bình, TP.Biên Hòa). Tại đây, lực lượng chức năng bắt quả tang 9 công nhân đang bơm nước vào bụng heo trước khi đưa đi tiêu thụ. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tịch thu 42 con heo vừa được bơm nước giao cho Trạm thú y Biên Hòa xử lý, đồng thời đề nghị UBND TP.Biên Hòa xử phạt vi phạm hành chính chủ cơ sở số tiền hơn 17 triệu đồng.

Trong năm 2014, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, xử lý 206 vụ vi phạm về các lĩnh vực môi trường và xử phạt số tiền hơn 2,1 tỷ đồng. Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường còn phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức 7 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng ngàn người dân, chủ cơ sở kinh doanh, chủ trại chăn nuôi… về vấn đề bảo vệ môi trường.

Trong tháng 1-2014, PC49 đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, phát hiện một số cơ sở chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Như ngày 22-1, khi kiểm tra cơ sở chế biến nội tạng bò của ông Trịnh Quang Thái (tại KP.9, phường Tân Phong, TP.Biên Hòa), lực lượng chức năng đã phát hiện chủ cơ sở sử dụng hóa chất để xử lý nội tạng bò. Tại đây, có rất nhiều thùng phuy, bể xi măng… chứa hàng trăm ký lòng bò ngâm hóa chất và cạnh đó là nhiều can nhựa, bịch phẩm màu… không rõ nguồn gốc dùng để tẩy trắng lòng bò.

Trước đó, vào ngày 2-1, lực lượng chức năng đã phát hiện Cơ sở chế biến thực phẩm Ngọc Diễm (KP.5, phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) đang chế biến thực phẩm không đúng quy định, thu khoảng 50kg tai heo đã bốc mùi hôi. Mỗi tuần cơ sở này sản xuất khoảng 700kg tai heo ngâm, giò thủ để tung ra thị trường.

Trần Danh

Hướng đến một môi trường du lịch nhân văn


Khách du lịch tham quan đền Ngọc Sơn. Ảnh: DUY LINH

Vào những ngày cuối cùng của năm 2014, vị khách du lịch quốc tế thứ ba triệu đặt chân đến Hà Nội. Con số ba triệu khách du lịch quốc tế và gần 48 nghìn tỷ đồng doanh thu từ du lịch đánh dấu bước phát triển mới trong sự phát triển của ngành du lịch Thủ đô. Vậy là, Thành phố đã sớm vượt nhiều mục tiêu mà quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đề ra. Nhưng để sự phát triển này thật sự bền vững, cần khai thác tốt các tài nguyên du lịch, nhất là xây dựng một môi trường du lịch nhân văn.

Vượt mục tiêu trong khó khăn

Khi bà Pa-pa-giô-lu Ê-la-ni được lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội trao quà kỷ niệm là bức tranh Khuê Văn Các bằng đồng, những tràng pháo tay râm ran không dứt. Vị khách đến từ Hy Lạp này là người nước ngoài thứ ba triệu đặt chân đến Hà Nội trong năm 2014. Một con số thật sự gây ngạc nhiên nếu biết rằng, chỉ cách đây ba năm, tổng số khách du lịch đến với Hà Nội mới gần được 1,9 triệu lượt. Càng ngạc nhiên hơn khi điều đó diễn ra trong bối cảnh khó khăn chung của du lịch thế giới. Năm 2014, nhiều quốc gia thuộc thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo các chuyên gia, khi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế còn khá nặng nề, một trong những ưu tiên cắt giảm chi tiêu của người dân là du lịch. Điều đó khiến những năm qua, du lịch thế giới luôn trong tình trạng trầm lắng. Những gì diễn ra trong năm
2014 cũng không thuận lợi với ngành du lịch Thủ đô. Trên thế giới, đại dịch Ê-bô-la diễn biến phức tạp ở khu vực Bắc Phi, ảnh hưởng đến tâm lý khi đi du lịch của nhiều người. Ở trong nước, tại những khu du lịch trọng điểm như phố cổ Hà Nội, chùa Hương, làng gốm Bát Tràng..., vẫn còn những phàn nàn về môi trường mất vệ sinh, nạn chèo kéo, "chặt chém" khách du lịch... Nhưng thành phố đã từng bước tháo gỡ khó khăn và ngành du lịch Hà Nội đã thực hiện một cuộc "ngược dòng" ngoạn mục.

Từ lâu, Hà Nội được biết đến là địa chỉ của du lịch văn hóa. Cùng với những địa chỉ, những "gói" sản phẩm du lịch nổi tiếng như: tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm, lễ hội chùa Hương, các hoạt động trong Khu phố cổ, du lịch làng nghề, văn hóa ẩm thực..., trong năm 2014, thế mạnh này tiếp tục được nhân lên bằng việc mở rộng không gian của khu phố đi bộ sang sáu tuyến phố mới, gồm: Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ. Nhiều nét văn hóa ẩm thực truyền thống được giới thiệu tại sáu tuyến phố đi bộ này. Nhưng điểm nhấn thu hút khách du lịch nhất chính là hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Các tuyến phố Lương Ngọc Quyến, Mã Mây... trở thành sân khấu của những màn trình diễn nhạc cụ dân tộc như sáo trúc, đàn bầu... Một loại hình diễn xướng vốn xuất hiện trong thờ Mẫu là hát văn cũng được giới thiệu đến công chúng. Không gian đền Quán Đế (28 phố Hàng Buồm) được biến thành sân khấu hát xẩm. Những nét văn hóa nhanh chóng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đối với du lịch làng nghề, thành phố đã tổ chức Liên hoan Du lịch làng nghề 2014 (dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10-10), tạo cơ hội quảng bá sản phẩm làng nghề, tạo "sân chơi" để khối doanh nghiệp lữ hành liên kết chặt chẽ hơn với khối doanh nghiệp tại làng nghề. Thành phố đã lựa chọn những làng nghề trọng điểm để đầu tư đồng bộ. Chương trình phát triển làng nghề kết hợp du lịch từ cuối năm 2012 đến 2015 đã lựa chọn ra 20 làng nghề giàu tiềm năng. Trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, xử lý rác thải, khu trưng bày làng nghề... để khai thác du lịch tại sáu làng nghề trọng điểm gồm: Mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), gốm sứ Bát Tràng-Kim Lan (huyện Gia Lâm), dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), sơn khảm Ngọ Hạ (huyện Phú Xuyên), điêu khắc Dư Dự (huyện Thanh Oai). Từ việc đầu tư có trọng điểm, thành phố có thêm nhiều sản phẩm du lịch làng nghề thú vị.

Những năm qua xảy ra khá nhiều vụ khách du lịch bị bắt chẹt về giá cả. Những vụ việc bị phát hiện đều được xử lý nghiêm minh. Cùng với sự vào cuộc tích cực của lực lượng an ninh, tháng 7-2013, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội đã thành lập Bộ phận Hỗ trợ du lịch. Ngoài văn phòng chính đóng ngay tại Khu phố cổ Hà Nội, Bộ phận Hỗ trợ du lịch, các quầy thông tin du lịch ở nhiều địa điểm cũng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, trực điện thoại 24/24 giờ để tiếp nhận mọi phản ánh khách du lịch, phối hợp các lực lượng chức năng thuộc ngành công an, giao thông vận tải, chính quyền địa phương xử lý kịp thời. Chính nhờ sự tích cực này, khách du lịch trong nước, quốc tế cảm thấy yên tâm khi đến với Thủ đô. Những tháng cuối năm 2014, hầu như có rất ít trường hợp khách du lịch phản ánh về các tiêu cực gặp phải. Năm 2014, Hà Nội nhiều lần được các tạp chí, các diễn đàn danh tiếng như: TripAdvisor, Smart Travel Asia... bình chọn là một trong những điểm đến tốt nhất châu Á cũng như thế giới.

Xây dựng môi trường nhân văn

Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, Hà Nội đón 2,5 triệu khách du lịch quốc tế, 14,2 triệu lượt khách nội địa; đến năm 2020 đón 3,2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt hơn 43 nghìn tỷ đồng. Nhưng ngay trong năm 2014, thành phố đã vượt mục tiêu của năm 2015 về số lượng khách (ba triệu lượt khách quốc tế, 15,5 triệu lượt khách nội địa), vượt mục tiêu của năm 2020 về doanh thu, với 48 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, để sự phát triển này mang tính bền vững, vẫn còn nhiều thách thức, nhất là khi du lịch là ngành kinh tế đa ngành, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hiện nay, nhiều di sản chưa phát huy được hết thế mạnh. Nạn rác thải ở các điểm du lịch, môi trường làng nghề vẫn còn nan giải. Tình trạng "chặt chém" khách du lịch giảm, nhưng nạn chèo kéo vẫn khá phổ biến. Những vấn đề nêu trên không phải trách nhiệm riêng của một ngành mà cần nỗ lực của nhiều ngành cũng như cả cộng đồng. Theo đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, thành phố tiếp tục lấy du lịch di sản làm nền tảng. Trong đó, chú trọng "làm mới" các hoạt động khai thác du lịch tại các điểm du lịch quan trọng như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, Hoàng thành Thăng Long... để thu hút khách tham quan; nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt chú trọng xây dựng môi trường du lịch nhân văn. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Môi trường du lịch chính là những hình ảnh mà người khách nhìn thấy khi đến với một địa điểm nào đó. Hà Nội đang phấn đấu xây dựng cảnh quan sạch đẹp bằng việc thực hiện Năm trật tự, văn minh đô thị 2014, và tiếp tục triển khai nhiệm vụ này trong năm 2015. Môi trường nhân văn chính là những nếp ứng xử của cộng đồng dân cư đối với khách tham quan. Bên cạnh các biện pháp xử lý sai phạm, thành phố đang thực hiện thông qua các chương trình giáo dục cộng đồng, trong đó, nổi bật nhất là đã xây dựng và chuẩn bị triển khai bộ Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nơi công cộng. Bộ quy tắc này được triển khai sẽ góp phần xây dựng thành phố thanh lịch, văn minh và thân thiện với mọi đối tượng. Đây sẽ là những yếu tố giúp du lịch thành phố có thể phát triển bền vững".
GIANG NAM

Phạt hơn 140 tỷ đồng vi phạm bảo vệ môi trường


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: VOV)

Năm qua, toàn ngành Tài nguyên môi trường đã thanh tra, kiểm tra, xử lý trên 1.700 tổ chức và cá nhân, với số tiền phạt 140 tỷ đồng.

Hôm nay (31/12), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015. Đại diện nhiều Bộ, ngành và 63 địa phương đã tham gia. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2014, Bộ đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật bảo vệ Môi trường sửa đổi, Dự án Luật Tài nguyên Môi trường biển và hải đảo, cấp quyền khai thác khoáng sản. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng ô nhiễm môi trường, những vi phạm trong khai thác khoáng sản vẫn là những vấn đề nóng.

Năm qua, toàn ngành Tài nguyên môi trường đã thanh tra, kiểm tra, xử lý trên 1.700 tổ chức và cá nhân, với số tiền phạt 140 tỷ đồng. Trong năm 2015, thực thi Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương áp dụng các chế tài mạnh, xử lý các đơn vị gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương những đóng góp của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương, trong việc bảo vệ tài nguyên - môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời yêu cầu cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết dứt điểm các điểm nóng môi trường, khoáng sản.