Ra quân tổng vệ sinh môi trường

Trong giai đoạn cao điểm từ ngày 29.12.2014 tới ngày 2.1.2015, Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội sẽ huy động 1.000 cán bộ, công nhân viên cùng với nhân dân và các lực lượng khác ra quân đồng loạt để tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, nhằm đảm bảo không gian đường phố sạch đẹp để chào đón năm mới 2015. Bình quân mỗi ngày, Hà Nội có khoảng 60 tấn rác, 40 mét khối đất thải và vật liệu xây dựng được thu dọn, vận chuyển đến đúng nơi quy định. Trong những ngày nghỉ tết Dương lịch, công ty vẫn tập trung thu dọn, vận chuyển và xử lý hết khối lượng rác, đất thải phát sinh hàng ngày. B.THẢO

Khởi công dự án Trạm cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận - Liên Hiệp. Sáng 30.12, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phúc Thọ tổ chức lễ khởi công dự án Trạm cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận - Liên Hiệp. Trạm cấp nước có công suất 3.000m3/ngày đêm, sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho khoảng 4.500 hộ dân. Đây là công trình thứ hai được khởi công (sau dự án Cấp nước sạch liên xã Phong Vân - Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội), nằm trong tổng số 7 dự án cấp nước quy mô xã và liên xã, thuộc Chương trình PforR do WB tài trợ. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2015. B.T

Hàng ngàn người nghèo sẽ được khám bệnh miễn phí. Theo đó, đối tượng được thụ hưởng chính sách này gồm người cao tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách, các khu vực khó khăn, nông thôn, miền núi thuộc địa bàn thành phố. Ngành Y tế Hà Nội sẽ tổ chức khám chữa bệnh theo hai đợt. Đợt 1, từ ngày 9 - 10.1.2015, sẽ khám chữa bệnh nhân đạo cho người dân tại các bệnh viện tuyến thành phố. Đợt 2, ngày 12 - 13.1.2015, khám tại các quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, chương trình còn mổ thay thủy tinh thể cho người cao tuổi; phẫu thuật cho trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. T.C

Phấn đấu hết năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngày 30.12, UBND TP. Hà Nội cho biết, đã ban hành CA số 10158, cho ý kiến về việc xây dựng kết hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phướng dẫn, phối hợp với UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch. Đến giai đoạn 2016-2020, phấn đấu hết năm 2020, toàn thành phố có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. H.N

Cảnh sát PCCC và EVN phối hợp xử lý các vụ cháy, nổ. Ngày 30.12, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Hà Nội (CS PCCC) và Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVN Hanoi) đã sơ kết quá trình thực hiện Quy chế phối hợp năm 2014, cũng như triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015 về công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ. Phía CS PCCC cho hay, trong năm 2014, trên địa bàn thành phố xảy ra 166 vụ cháy, nổ, trong đó có 101 vụ cháy do chập điện (chiếm 61,6% số vụ cháy và tăng 5 vụ so với năm 2013). Trong quá trình xử lý, CS PCCC đã thông báo với EVN Hanoi để phối hợp cắt điện 109 lượt, điều tra 51 vụ cháy nguyên nhân do điện, xử lý vi phạm hành chính 76 lượt cháy do điện. Cùng với đó, hai đơn vị cũng phối hợp tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn và bồi dưỡng về PCCC. TH.CHI

Hà Nội: 1.000 người tham gia vệ sinh môi trường đón năm mới

Thu gom, vận chuyển rác thải tại khu vực quận Hai Bà Trưng. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Nhằm đảm bảo môi trường sạch, đẹp đón chào năm mới 2015, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Công ty Môi trường đô thị Hà Nội) đã huy động 1.000 cán bộ công nhân viên cùng với nhân dân, các lực lượng đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, trong đó cao điểm từ 29/12/2014-2/1/2015.

Đại diện Công ty Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch, đơn vị vẫn tập trung thu dọn, vận chuyển và xử lý hết khối lượng rác, đất thải phát sinh hàng ngày, thu dọn hết rác, đất thải tồn đọng trong các khu vực dân cư; đảm bảo vận hành và thực hiện tốt quy trình xử lý rác thải sinh hoạt tại khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn-Sóc Sơn; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và phương tiện huy động tham gia khắc phục các sự cố gây mất vệ sinh môi trường khi có lệnh của thành phố.

Công ty Môi trường đô thị Hà Nội cũng quán triệt tới nhân viên trong quá trình vận chuyển không được chất rác thải quá đầy, xe chở rác phải phủ bạt và tập kết rác đúng quy định; nghiêm cấm việc đẩy xe gom rác ngược chiều giao thông hoặc đưa xe cũ, rách vào thu gom rác thải.

Bình quân mỗi ngày Hà Nội có khoảng trên dưới 60 tấn rác, 40 khối đất thải và vật liệu xây dựng được thu dọn, vận chuyển đến đúng nơi quy định./.

Dịch vụ thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải của Thảo Nguyên Xanh

Năm 2008 hoạt động về lĩnh vực môi trường dựa trên phương châm“Nhân rộng hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường”,cũng chính là tâm nguyện của Ông Nguyễn Văn Mai hiện đang là CTHĐQT kiêmTổng Giám Đốc một trong những công ty hoạt động về lĩnh vực môi trường hàng đầu Việt Nam đó là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh.
Năm 2011, được bình chọn là 1 trong 10 công ty tư vấn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực tư vấn môi trường, thi công hệ thống xử lý nước thải.

Hơn 6 năm hoạt động, đến nay Thảo Nguyên Xanh đã xây dựng thành công thương hiệu, mở rộng khắp gồm một trụ sở chính và nhiều chi nhánh khác ở các tỉnh, TP lớn trong cả nước.


Tổng quan nhân sự Thảo Nguyên Xanh Group Phòng kỹ thuật – Thảo Nguyên Xanh

Hoạt động trong lĩnh vực môi trường, Thảo Nguyên Xanh thực hiện các dịch vụ chính sau với tất cả các loại hình quy mô lớn nhỏ trong cả nước:

Dịch vụ chính:
· Tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải
· Thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Các loại hệ thống xử lý nước thải:
· Hệ thống cấp, thoát nước
· Hệ thống xử lý nước thải dân dụng, công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải:
· Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện,
· Hệ thống xử lý nước thải sản xuất sắt thép,
· Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giày dép,
· Hệ thống xử lý nước thải kho xăng dầu,
· Hệ thống xử lý nước thải công nghệ Màng MBR,
· Hệ thống xử lý nước thải ngành Thực phẩm
· Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi,
· Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm,
· Hệ thống xử lý nước thải ngành giết mổ gia súc…

Quy trình các bước thực hiện:
Chúng tôi để tiến hành thiết kế thi công một hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn hay nhỏ cũng trải qua các bước và quy trình như sau:

Bước 1: Khảo sát dây chuyền sản xuất và đưa ra phương án xử lý phù hợp với điều kiện thực tế, mặt bằng thi công và chất lượng nước đầu vào cũng như đầu ra.

Bước 2:Từ đó tính toán thiết kế bản vẽ chi tiết nhằm đạt chất lượng nước đầu ra tối ưu theo tiêu chuẩn xả thải của Bộ Tài Nguyên Môi trường trong khi giá thành đầu tư hợp lý, đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Bước 3: Thi công công trình theo đúng bản vẽ thiết kế,tiến độ, an toàn lao động và vận hành thử nghiệm hệ thống, hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ xử lý nước thải cho chủ đầu tư.

Bước 4: Lên lịch bảo hành và bảo trì công trình cụ thể và rõ ràng.

Bản vẽ không gian hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Với hơn 60 kỹ sư, thạc sỹ chuyên nghiệp được đào tạo trong và ngoài nước, chúng tôi thiết kế hệ thống xử lý nước thải bằng những công nghệ tiên tiến, tối ưu để có được một kết quả thực tế đạt chất lượng cao, trong đó không kể đến những công nghệ Thảo Nguyên Xanh đã và đang áp dụng như Công nghệ xử lý nước thải dạng Module, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học…Chúng tôi kết hợp và thực hiện nhiều hợp đồng thành công với các đối tác, cơ quan ban ngành như Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành, các khu nhà máy, các khu công nghiệp lớn nhỏ trong cả nước.


Đội kỹ sư, thạc sỹ, chuyên viên môi trườngĐội công nhân thi công công trình thực hiện

Một trong những công trình thi công Hệ thống xử lý nước thải xử lý khí thải nhà máy gạch mendo Công ty CP Prime làm Chủ đầu tư mà Thảo Nguyên Xanh đã và đang thi công gần đi vào giai đoạn hoàn thiện đạt tiêu chuẩn xả thải vào môi trường theo đúng quy chuẩn của Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam tại Khu công nghiệp Đại Lộc, Quảng Nam, Đã Nẵng là sử dụng công nghệhóa lý kết hợp với những phương pháp tiên tiến nhằm tối ưu hiệu quả xử lý nước thải.

Đội ngũ kỹ sư công ty môi trường chuyên nghiệp thi công tại công trình Bể lắng nước cấp - nước thải

Bên cạnh đó, Thảo Nguyên Xanh cũng đã thực hiện thi công nhiều công trình Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau. Một trong những công trình hiện tại đã đưa vào sử dụng và kết quả nghiệm thu đạt chuẩn theo QCVN 7382-2004 của Bộ Y Tế đó là công trình hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước Tỉnh Cà Mau.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, TP. HCM
SĐT: 0918755356 – 0839118552
Website: www. thaonguyenxanhgroup.com
Email:duan@ lapduan.com.vn - tuvan@ lapduan.com.vn

Ô tô điện không thân thiện đối với môi trường?

Xe chạy điện là một trong những sản phẩm của đầu thế kỉ 21 nhằm giảm thiểu những tác hại đối với môi trường của xe hơi thường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy kết quả ngược lại.


Mức độ thân thiện đối với môi trường của xe chạy điện vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Nhiều người tin rằng, việc sử dụng một chiếc xe hơi chạy điện có nghĩa là họ đang giúp bảo vệ môi trường. Nhưng một nghiên cứu cho thấy rằng những chiếc xe này thực tế lại làm không khí bẩn hơn và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Đồng tác giả nghiên cứu Julian Marshall, một tiến sĩ kĩ thuật tại Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết: “Hiện tại vẫn chưa có loại nhiên liệu nào thật sự vượt qua xăng dầu” về mặt sức khỏe cộng đồng và môi trường. Rất nhiều công nghệ mà chúng ta tin là thân thiện với môi trường lại không hề tốt hơn hơn xăng dầu”.

Theo nghiên cứu, đã được xuất bản trên Kỉ yếu Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kì, điểm mấu chốt chính là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng. Nếu điện được lấy từ than, việc nạp điện sẽ thải ra muội và khí độc nhiều gấp 3,6 lần so với xăng do ô nhiễm gây ra trong quá trình sản xuất điện. Tỉ lệ khí cacbonic, một trong những nguyên chính làm Trái đất nóng lên, thải ra trong quá trình này cũng cao hơn so với xăng.

Nghiên cứu cũng xem xét cả những chi phí môi trường đối với toàn bộ thời gian sử dụng của xe, bao gồm cả nguồn năng lượng và hệ quả môi trường của việc sản xuất pin.

Tiến sĩ Ken Caldeira thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) cho biết: “Đáng tiếc là, khi một dây diện được kết nối với một chiếc xe chạy điện và ở bên kia là một nhà máy điện sử dụng than, hậu quả đối với môi trường còn tệ hơn cả một chiếc xe chạy bằng xăng thông thường”.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, 39% điện năng của toàn nước Mỹ đều được sản xuất từ than. Các bang có tỉ lệ điện được sản xuất từ than lớn nhất gồm có West Virginia, Wyoming, Ohio, North Dakota và Illinois.

Dù vậy, theo đồng tác giả nghiên cứu Jason Hill, một giáo sư kĩ thuật khác của đại học Minnesota, việc sản xuất điện để cung cấp cho xe sẽ hiệu quả hơn nếu như điện được sản xuất bằng các phương pháp thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu đã phát hiện rằng, số người chết bởi ô nhiễm không khí do sử dụng xe chạy điện nhiều hơn 86% so với các loại xe chạy bằng xăng thông thường. Nếu như nguồn sản xuất điện là khí tự nhiên, số trường hợp nhiễm độc khí gây ra bởi xe chạy điện sẽ chỉ còn một nửa so với xe chạy bằng xăng. Nếu điện năng được tạo ra từ gió, nước hoặc bằng sóng biển, con số đó sẽ chỉ còn một phần tư.

Cũng theo nghiên cứu, các động cơ diesel hoặc hybrid đều sạch hơn xăng, giảm tỉ lệ người chết vì ô nhiễm không khí và tỉ lệ khí có hại cho môi trường. Tuy vậy, khí ethanol thì ngược lại, với tỉ lệ người chết nhiều hơn 80% so với xe chạy bằng xăng.

Hill nói: “Nếu bạn tin rằng sử dụng khí ethanol sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường thì bạn đang phạm sai lầm rất lớn”.

Tăng cường hiệu quả trong sử dụng phí bảo vệ môi trường

Ngày 29/12, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ phối hợp Diễn đàn Nhà báo Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc đối thoại "Phí bảo vệ môi trường - Minh bạch trong quản lý, hiệu quả sử dụng".

Theo các chuyên gia, vấn đề quản lý, giám sát phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai khoáng hiện nay còn bất cập. Tại nhiều địa phương, vẫn tồn tại tư tưởng "cào bằng" trong phân bổ nguồn phí bảo vệ môi trường; phân bổ theo dân số, xã phường, mà không tính đến mức độ gây ô nhiễm của từng loại khoáng sản; dẫn đến tình trạng trong cùng một địa phương, nhưng nơi thừa, nơi thiếu vốn để triển khai các hoạt động, khắc phục ô nhiễm.



Chất thải rắn được thải ra từ khai thác chì kẽm tại Ngân Sơn (Bắc Kạn). Ảnh: Nguyễn Trình-TTXVN

Cùng với đó, ở nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng chi sai mục đích, dùng tiền phí môi trường để phục vụ cho những việc khác và chưa chú trọng đến vấn đề môi trường.

Theo nhiều chuyên gia, một trong những "lỗ hổng" rất lớn hiện nay là việc thu thuế tài nguyên dựa vào sản lượng mà doanh nghiệp khai thác được, khai báo với cơ quan thuế, nên việc doanh nghiệp không khai báo chính xác, khai báo sản lượng thấp hơn so với thực tế là điều dễ xảy ra, gây thất thoát tài nguyên.

Cũng theo các chuyên gia, trở ngại lớn nhất trong giám sát phí bảo vệ môi trường là nhận thức về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như cộng đồng còn kém, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khai khoáng lại chỉ tính đến cái lợi trước mắt, bất chấp hậu quả về môi trường.

Do đó, để sử dụng hiệu quả phí bảo vệ môi trường cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm minh.

Thu Trang

10 sự kiện môi trường nổi bật năm 2014

Ngày 29/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2014.

1. Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, lần đâu tiên Luật Đất đai và các Nghi định song hành có hiệu lực đi vào cuộc sống; công bố bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai.

Triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn cùng có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2014; xây dựng và công bố các thủ tục hành chính mới lĩnh vực đất đai gồm 41 thủ tục đối với Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp, giảm 30 thủ tục so với trước đây, 62 thủ tục đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp, giảm 9 thủ tục so với trước đây.

2. Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Ban Thư ký Công ước Ramsar thế giới công nhận là khu đất ngập nước.

Đây là khu đất Ramsar có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế giới, thứ 6 của Việt Nam và là khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Vườn Quốc gia Côn Đảo hội tụ cả 4 hệ sinh thái rừng, biển đặc sắc và hiếm có trên thế giới được đưa vào danh sách hệ thống các khu vực biển quan trọng cần được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu, là khu vực trọng điểm trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia của Việt Nam.

3. Lần đầu tiên các địa phưong tính và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản.

Theo đó, năm 2014 đã tính tiền cấp quyền để thu 5.000 tỷ đồng, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Việc tính và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản căn cứ theo yêu cầu trữ lượng, chất lượng khoáng sản nằm trong lòng đất đã góp phân nâng cao công tác về quản lý nhà nước về khoáng sản.


4. Việt Nam chính thức gia nhập Công uớc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho mục đích phi giao thông thủy.

Việt Nam là quốc gia thứ 35 tham gia Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho mục đích phi giao thông thủy và chính thức đưa Công ước có hiệu lực sau gần 20 năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Công ước có hiệu lực từ ngày 17/8/2014.

5. Công bố 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông Iớn, quan trọng và đưa vào vận hành trong mùa lũ theo chỉ đạo của Chính phủ.

Với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu cho giảm lũ trong mùa lũ và điều tiết nước trong mùa cạn cho hạ du. Đồng thời, quy định cụ thể chế độ vận hành, cơ chế phối hợp giữa các chủ hồ; trách nhiệm của địa phương, các Bộ, ngành trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình của các chủ hồ, các cơ quan có liên quan.

6. Hoàn thành Báo cáo cập nhật hai năm một lần, lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đối khí hậu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Báo cáo được gửi đến Ban Thư ký Công ước khí hậu tại Hội nghị lần thứ 20 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đối khí hậu tổ chức tháng 12/2014 tại Lima, Pê-Ru. Báo cáo được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu từ ngày 8/12/2014. Việt Nam là một trong ba nước đang phát triển đầu tiên thế giới hoàn thành Báo cáo, góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong việc tham gia thực hiện Công ước.

7. Lần đầu tiên TP Hà Nội hoàn thành vượt mức cấp sổ đỏ cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở.

Trong năm 2014, thành phố Hà Nội đã tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ, đến nay đạt 99,6% diện tích cần cấp. Cấp 2.000 sổ đỏ đối với tố chức, gần 6.000 sổ đỏ đối với hộ gia đình, cá nhân và trên 40.000 sổ đỏ đã được cấp cho các hộ gia đình mua nhà tại các dự án phát triển nhà.
8. Lần đầu tiên hoàn thành hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám phủ trùm toàn bộ vùng biển và hải đảo Việt Nam.

Theo đó, đã xây dựng bộ bản đồ chuyên đề về lớp phủ bề mặt tỷ lệ 1:50.000 cho vùng ven biển và các đảo nổi; hệ thống bản đồ chuyên đề kèm theo các bộ số liệu về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật và môi trường biển, hải đảo cho toàn bộ vùng lãnh hải Việt Nam; hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên - môi trường biển và hải đảo. Đặc biệt, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000 vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; hệ thống bản đồ địa hình quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tỷ lệ 1:25.000 các đảo nổi và bãi đá ngầm độ sâu đến 10m.



Người dân đến làm thủ tục đăng ký đất đai tại Nghệ An.Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

9. Giao các khu yực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển tại Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ.
Nghị định số 51/2014/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tổng hợp, thống nhất biển và hải đảo; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

10. Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh trong toàn ngành, Văn phòng một cửa hoạt động trở lại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong năm qua, cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính đã được tập trung đẩy mạnh trong toàn ngành. Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hảnh chính đã được hoạt động trở lại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, góp phần nâng cao hiệu lực công tác chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.T. Trang

Vinamilk: 3 nhà máy ở TPHCM nhận Giải thưởng môi trường của thành phố năm 2014

12 cá nhân và 40 tập thể đã vinh dự nhận giải thưởng môi trường TP.HCM năm 2014, trong đó Vinamilk có ba nhà máy trực thuộc địa bàn TP.HCM đều được nhận giải thưởng.

Năm 2014 là năm đầu tiên giải thưởng Môi trường TP.HCM được phát động, Ban tổ chức đã nhận 140 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng. Trải qua quá trình sàng lọc, chấm điểm và thẩm định thực tế, UBND TP.HCM đã có quyết định tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT) cho 12 cá nhân và 40 tập thể trong đó Vinamilk có ba nhà máy thuộc địa bàn TP.HCM đều được nhận giải thưởng.


Đại diện 3 Nhà máy của Vinamilk nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM năm 2014.

Thứ nhất, Nhà máy Sữa Trường Thọ, trong năm 2012-2013 nhà máy đã triển khai bốn công trình tiết kiệm năng lượng là sử dụng khí tự nhiên CNG cho lò hơi; dùng đèn led tiết kiệm điện; thu hồi nhiệt khói thải cho ba lò hơi để gia nhiệt cho nước cấp lò hơi; đầu tư thay mới tôn nhà xưởng, kho bãi, hành lang… kết hợp tôn sáng để tận dụng ánh sáng tự nhiên.


Ông Nguyễn Văn Huấn – Giám Đốc Nhà máy sữa Thống Nhất (Vinamilk) đại diện Nhà máy nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM

Thứ hai, Nhà máy Sữa Thống Nhất với thành tích không ngừng cải thiện môi trường làm việc tại các bộ phận trong nhà máy; áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn; thực hiện hai công trình trọng điểm giúp cải thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng như sử dụng khí tự nhiên CNG cho các lò hơi, thay thế 71 bộ đèn led cho hệ thống đèn chiếu sáng nhà xưởng.


Ông Ngô Phương Thịnh – Giám Đốc Nhà máy sữa Sài Gòn (Vinamilk) đại diện Nhà máy nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM

Thứ ba, là Nhà máy Sữa Sài Gòn, đơn vị này đã đầu tư thêm hệ thống đèn led giúp tiết kiệm năng lượng; xây dựng nhà xưởng thông thoáng, quạt thông gió, máy hút bụi, hệ thống xử lý bụi và khí thải; sử dụng lò hơi có bộ tiết kiệm năng lượng thu hồi nhiệt của khói thải để gia nhiệt nước cấp cho bể trộn, tái sử dụng nước sau xử lý để tưới cây.


Ông Mai Bá Dũng - Giám Đốc Nhà máy sữa Trường Thọ (Vinamilk) đại diện Nhà máy nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM.


Đại diện ba Nhà máy của Vinamilk và các tập thể, cá nhân trên sân khấu nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM

Giải thưởng môi trường TP.HCM năm 2014 nhằm biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tập thể tiêu biểu có ý thức và hoạt động hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Đồng thời giải thưởng cũng là cơ sở để giới thiệu các cá nhân và tập thể tham gia Giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Nhà máy sữa Sài Gòn với việc sử dụng hệ thống đèn led giúp tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước sau xử lý để tưới cây… đã được nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM


Hệ thống vòi nước tưới cây sử dụng nước thải sau khi xử lý tại Nhà máy sữa Sài Gòn (Vinamilk)


Nhà máy sữa Thống Nhất với thành tích không ngừng cải thiện môi trường làm việc tại các bộ phận trong nhà máy; áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn… đã được nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM


Mảng xanh ở Nhà máy sữa Thống Nhất (Vinamilk).

Trước đó, cả 3 nhà máy trên của Vinamilk nhiều năm liền đã đạt Giải thưởng “Doanh nghiệp xanh” do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng đồng tổ chức.

PV

Giảm sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường

Sau một thời gian triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và vận động người tiêu dùng sử dụng hợp lý túi ni lông, UBND Q.5 đã phối hợp với Sở TN-MT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết chương trình giảm tải sử dụng túi ni lông năm 2014 với những con số ấn tượng.

Túi tự hủy thân thiện với môi trường được giới thiệu trong Ngày hội túi xanh 2014 tại Q.5, TP.HCM hồi tháng 9.2014 - Ảnh: Mai Vọng

Các cá nhân, tập thể Q.5 được nhận bằng khen tại hội nghị- Ảnh: Lương Ngọc

“Mỗi người một tay”
Đó là nhận xét chung của ông Hoàng Trung Nghĩa, Phó chủ tịch UBND Q.5, trong hội nghị tổng kết chương trình giảm tải sử dụng túi ni lông. Không phân biệt đối tượng tham gia mô hình được triển khai mọi phương diện từ trường học, chợ đến các trung tâm thương mại... Sau một năm thực hiện, Q.5 khá tự hào với những thành tích đạt được. Tổ chức thành công “Ngày hội túi xanh” vào ngày 28.9 tại Trung tâm văn hóa quận thu hút gần 2.000 người tham quan, tại đây mọi người có dịp biết đến các loại túi thân thiện môi trường thay thế túi ni lông thông thường, xem các tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Vấn nạn túi ni lông”... Tuần lễ “Nói không với túi ni lông” được triển khai từ ngày 29.9 đến 5.10 tại các chợ, siêu thị và các địa điểm bán lẻ thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị sản xuất túi tài trợ thông qua việc cung cấp túi ni lông thân thiện môi trường cho 100 tiểu thương tham gia chương trình. Gần 400 người là đại diện các ban ngành đoàn thể quận, phường, cán bộ công chức, tổ dân phố và giáo viên được tập huấn để trở thành lực lượng nòng cốt cho việc tuyên truyền giảm sử dụng túi ni lông cũng như giải pháp sử dụng các loại túi thay thế. Khoảng 300 tiểu thương và đơn vị bán lẻ cam kết giảm sử dụng túi ni lông.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Chí Trung, Phó trưởng ban quản lý Trung tâm thương mại dịch vụ An Đông cho biết: “Theo tôi, ngoài việc phổ biến rộng khắp mô hình giảm sử dụng túi ni lông đến mọi người thì quan trọng nhất vẫn là việc nâng cao sự hiểu biết cho các hộ tiểu thương, đối tượng sử dụng nhiều nhất túi ni lông về sản phẩm túi thân thiện môi trường vì chỉ nghe thôi chưa đủ, cái mà họ cần là những gì thiết thực nhất như mẫu mã, giá cả và cách sử dụng”.

Thành công với chỉ tiêu đặt ra

Sau những kết quả mà đại diện Q.5 báo cáo tại hội nghị, đại diện phía Sở TN-MT cũng trình bày tổng kết về chương trình giảm tải sử dụng túi ni lông trên địa bàn TP.HCM năm 2014 với nhiều thành tích. Điển hình là việc tuyên truyền thành công kế hoạch chương trình với 21.000 cuốn cẩm nang dành cho người dân và 4.000 cuốn cẩm nang dưới hình thức truyện tranh dành cho các em học sinh.

Tiếp đó, đại diện Sở TN-MT cũng đề cập đến những khó khăn chung thường gặp trong quá trình thực hiện. Trước hết là phần kinh phí hạn hẹp nên chỉ mới triển khai trên một số địa bàn; phải phối hợp giữa nhiều cơ quan, đoàn thể nên thời gian triển khai còn bị chậm; việc vận động các tiểu thương thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông thông thường sang túi ni lông thân thiện môi trường còn hạn chế vì nhiều lý do. Từ những thuận lợi và khó khăn rút ra sau một thời gian triển khai chương trình cho các quận, huyện, Sở TN-MT đề xuất nên tăng cường kiểm soát ô nhiễm do sử dụng túi ni lông khó phân hủy, đồng thời, tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn TP.HCM.
Cũng tại hội nghị, Sở TN-MT và UBND Q.5 đã tiến hành khen thưởng cho 16 tập thể và 13 cá nhân đã có thành tích cao trong việc thực hiện chương trình giảm sử dụng túi ni lông trên địa bàn.

Lương Ngọc

Nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Trong nhiều năm qua người dân xã Hưng Đông, TP Vinh luôn phản ánh về tình trạng Khu công nghiệp (KCN) Bắc Vinh xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại không hề có giải pháp xử lý dứt điểm khiến ô nhiễm kéo dài, gây bất bình trong nhân dân.


Cánh đồng Bàu Đông rộng hơn 10 héc ta bị bỏ hoang do ô nhiễm môi trường từ KCN Bắc Vinh. Ảnh: Lương Ý

Ô nhiễm kéo dài

KCN Bắc Vinh đi vào hoạt động từ năm 2005, tuy nhiên KCN này lại chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Gần đây, người dân bức xúc, phản đối về tình trạng ô nhiễm môi trường nên KCN này mới đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn thành vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, đến nay hệ thống này lại chưa thể vận hành.

Theo phản ánh của nhân dân xã Hưng Đông, kể từ khi KCN đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải chung của KCN được xả trực tiếp ra cánh đồng Bàu Đông rộng hàng chục héc ta khiến cho cánh đồng này giờ là một khu đất bỏ hoang, bèo mọc um tùm, nước có màu đen kịt.

Một người dân xóm Trung Mỹ, xã Hưng Đông, bức xúc phản ánh: “Dù KCN Bắc Vinh đã đi vào hoạt động gần chục năm nay nhưng các doanh nghiệp cũng như đơn vị đầu tư hạ tầng KCN này không hề quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân chúng tôi phản ánh không biết bao nhiêu lần lên chính quyền nhưng không hề được giải quyết. Ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm”.

Cũng theo phản ánh của người dân các xóm Mỹ Hòa, Mỹ Long, Yên Khang, Yên Xá, Yên Vinh, Trung Mỹ (xã Hưng Đông), khu vực xả nước thải của KCN Bắc Vinh trước đây là cánh đồng lúa rộng hàng chục héc ta của các xóm nói trên. Tuy nhiên, kể từ khi KCN đi vào hoạt động, nước thải luôn được xả trực tiếp ra ruộng lúa, gây ô nhiễm nặng nên những năm gần đây cả cánh đồng rộng mênh mông đã bị bỏ hoang, bèo mọc um tùm.

Ông Trần Đăng Ninh, xóm Trung Mỹ, xã Hưng Đông, TP Vinh cho biết: “Gia đình tôi sống ở đây đã khá lâu, thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy tình trạng ô nhiễm như mấy năm trở lại đây. Trước kia nơi đây là cánh đồng lúa mênh mông, bây giờ chính tại đây nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Đây là vấn đề đáng lo ngại của người dân chúng tôi, bởi nước thải từ KCN có màu đen và bốc lên mùi hôi thối, lâu ngày tích tụ sẽ gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ngầm. Dù rất bức xúc và phản ánh lên chính quyền nhiều lần nhưng mọi thứ vẫn không hề thay đổi”.

Tại KCN Bắc Vinh, qua những gì chúng tôi ghi nhận, những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Theo quan sát, số lượng nước thải không qua xử lý ra môi trường của KCN Bắc Vinh là rất lớn. Ngay sát đường D1 của KCN này nằm giáp ranh với đường Đặng Thai Mai là một con mương lớn. Con mương này nước có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối, nổi váng rồi chảy thẳng ra cánh đồng Bàu Đông.

Không xác định được “thủ phạm”?

Ngoài con mương xả thải cạnh đường D1 như đã phản ánh ở trên. Tại con mương xuất phát từ trong khuôn viên Công ty CP Bao bì Sabeco Sông Lam cũng luôn tồn tại lượng nước thải lớn. Trước đây, con mương này là mương xả thải của Công ty Sabeco. Tháng 6/2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã từng xử phạt đơn vị này với số tiền gần 50 triệu đồng do hành vi xả thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.

Mới đây, vào ngày 19/8/2014, người dân đã phát hiện một lượng nước thải lớn có màu đen (nghi là dầu mỡ thải) tại con mương chảy ra từ trong khuôn viên Công ty Sabeco. Sau đó Đoàn kiểm tra của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vinh đã lập biên bản hiện trường vụ việc. Tuy nhiên, không xác định được “thủ phạm” xả thải và vụ việc tiếp tục chìm vào im lặng.

Theo ghi nhận của PV, trong những ngày cuối tháng 12/2014 tình trạng xả nước thải có màu trắng đục lại xuất hiện nhiều tại con mương chảy ra từ khuôn viên Công ty Sabeco (sát tường rào đơn vị này). Lượng nước thải này có lưu lượng khá lớn chảy thẳng ra phía Nam của cánh đồng Bàu Đông khiến cho nguồn nước của cánh đồng này thời gian qua càng thêm phần ô nhiễm.

Tuy nhiên, cũng như những lần trước, lực lượng chức năng không hề có phản ứng gì để xử lý “thủ phạm” gây ra vụ xả thải với lý do cống xả ngầm nên không thể xác định được nước thải đó là từ đơn vị nào? Việc tìm ra “thủ phạm” vẫn là một bài toán không có lời giải đối với cơ quan chức năng TP Vinh cũng như tỉnh Nghệ An.

Với những thực trạng ô nhiễm môi trường nói trên, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc, có biện pháp nhanh chóng, phù hợp để tìm ra “thủ phạm” xả thải gây ô nhiễm thật sự để xử lý theo quy định của pháp luật. Sớm trả lại môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp”, giải tỏa bức xúc kéo dài cho người dân nơi đây.

Dưới đây là một số hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước thải tại KCN Bắc Vinh:



Nước thải tại khu vực giữa đường D1 KCN Bắc Vinh với đường Đặng Thai Mai...


luôn có màu đen kit, nổi váng và bốc mùi hôi thối.






Nước thải màu đục ngầu chảy ra...


sát bờ tường Công ty CP Bao bì Sabeco Sông Lam.



Hệ thống xử lý nước thải của KCN Bắc Vinh hoàn thành nhưng chưa thể đi vào vận hành. Ảnh: Lương Ý

Cán bộ sở Tài nguyên và Môi trường đánh bạc tại trụ sở

Theo nguồn tin từ Công an TP Bắc Giang, ngày 4/12, cơ quan này đã tiến hành bắt quả tang 4 cán bộ Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Giang đang đánh bạc trong giờ làm việc tại trụ sở.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h30 ngày 4/12, Cơ quan Công an TP. Bắc Giang tiếp nhận tin báo về việc có một nhóm người đang ngồi đánh bạc trong giờ hành chính tại Phòng bảo vệ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang (số 50, đường Ngô Gia Tự, TP. Bắc Giang). Lập tức, lực lượng chức năng Công an TP. Bắc Giang đã có mặt tại địa chỉ trên để xác minh, làm rõ.

Thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt quả tang 4 đối tượng đang đánh bạc bằng hình thức ăn tiền gồm: Vũ Văn Hữu (SN 1975) là Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi Trường; Nguyễn Văn Tân (SN 1975), Nguyễn Ngọc Nguyên (SN 1984) và ông Sái Văn Tỉnh (SN 1959) đều là cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường. Tại hiện trường, cơ quan Công an còn thu giữ 1 bộ bài 52 lá cùng với 1,75 triệu đồng (một triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng).


Nhóm cán bộ đánh bạc trong giờ làm việc tại trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang.

Các đối tượng khai nhận, do “rảnh rỗi” trong giờ làm việc nên đã xuống phòng bảo vệ ngồi uống nước, tại đây, mọi người đã nảy ý định chơi bài để lấy tiền đi “nhậu”.

Công an Tp. Bắc Giang đã tiến hành lập biên bản vụ việc, tuy nhiên, do chưa đủ mức độ để xử lý hình sự nên đã chuyển hồ sơ cho Công an phường Ngô Quyền, Tp. Bắc Giang để xử lý.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc, đến ngày 11/12, Công an phường Ngô Quyền, Tp. Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với các đối tượng mỗi người 1,5 triệu đồng theo khoản a, Điều 26, Nghị định 167 về hành vi đánh bạc. Đồng thời, gửi công văn số 07-11/12 lên lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo và có hình thức xử lý đối với những cán bộ trên. X. Thái

Bị triệu tập vì đổ hơn 2.000 lít dầu ra môi trường

Công an tỉnh Ninh Bình ngày 28-12 đã triệu tập Trần Văn Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát (có trụ sở tại phường Ninh Sơn, TP Ninh Bình), Phạm Xuân Hiểu, Nguyễn Văn Xuyên (đều là công nhân Công ty TNHH Minh Phát) và Vũ Văn Thời, lái xe chở thuê cho Công ty TNHH Minh Phát để làm rõ hành vi xả thải ra môi trường.

Tại cơ quan công an, những người này khai nhận tối 22-12, Kiên chỉ đạo cho Hiểu và Xuyên thuê xe tải của Thời chở 11 thùng dầu phế thải của công ty từ xưởng sản xuất ở xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đến khu vực đê thôn xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh để đổ ra chân đê với giá 500.000 đồng. Điều tra ban đầu, số dầu phế thải trên khoảng 2.200 lít. Hiện Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Ninh Bình đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý những người này.

Được biết thời gian gần đây, trên tuyến đê sông Đáy qua các huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh thường xuyên xảy ra các vụ xả chất thải độc hại trái phép gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

N.BÌNH

10 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường

Sáng nay (26-12), Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh chủ trì hội nghị.

Nghị quyết số 41-NQ/TW đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị từ thành phố đến quận, huyện, thị xã và cơ sở thành phố Hà Nội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng thuận hưởng ứng. Sau 10 năm thực hiện, Nghị quyết đã thực sự đi vào đời sống.

Cụ thể, công tác bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng được nâng cao, đã huy động được sự tham gia của toàn hệ thống chính trị xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Đến nay, tỷ lệ thu gom rác thải công nghiệp không nguy hại đạt 85 – 90% (tương đương 549 – 581 tấn/ngày và xử lý khoảng 382 – 405 tấn/ngày); rác thải công nghiệp nguy hại được thu gom đạt 60 – 70% tỷ lệ phát sinh và được xỷ lý tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn và các cơ sở xử lý khác; 100% lượng rác thải y tế được thu gom, phân loại để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý theo quy định; công tác xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và làng nghề ngày càng được tăng cường;…

Việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tập trung giải quyết. Từ năm 2003 - 2008, thành phố đã chủ động rà soát và hướng dẫn di chuyển 142 cơ sở gây ô nhiễm. Đến nay, đã lập danh sách 422 cơ sở sản xuất thuộc 17 ngành nghề cần phải di dời bằng các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất hoặc di dời đến các khu cụm công nghiệp, trong đó đã di dời được 41 cơ sở. Đáng nói, toàn bộ 25 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của thành phố đã khắc phục xong và được chứng nhận xử lý triệt để theo quy định.


Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm còn nhiều bất cập: Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên thiên nhiên của nhiều cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa cao; Một bộ phận nhân dân chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học dẫn đến tình trạng đổ rác thải, phế thải không đúng nơi quy định vẫn còn, nhất là phế liệu xây dựng; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường còn thiếu và yếu…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh biểu dương những kết quả mà các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân đã đạt được trong triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW. Tuy nhiên, đồng chí nhấn mạnh, kết quả chưa tương xứng với công sức bỏ ra, chưa đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nhu cầu của người dân được sống trong môi trường trong lành.


Sông Nhuệ đang "kêu cứu"...!

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này, thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41 và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, các quy định bảo vệ môi trường. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường…

Nhân dịp này, Thành ủy đã tặng bằng khen cho 16 tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW.
Đức Hải

Mức phạt nhẹ, tội phạm môi trường chưa biết sợ

Khảo sát kết quả thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội cho thấy, nhiều nơi vẫn còn tình trạng nhà này đổ rác sang nhà khác, địa phương này đổ rác sang địa phương khác… Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường, CATP Hà Nội cũng cho biết, tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng tinh vi, phức tạp.


Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - CAQ Hoàn Kiếm, Hà Nội
phát hiện lượng lớn ô mai, đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc

Nhức nhối rác thải làng nghề, nước thải KCN

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 26-12, ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Trong năm 2014, các cơ quan chức năng của thành phố đã tổ chức 1.075 cuộc thanh tra, kiểm tra các vụ vi phạm về môi trường, xử phạt hành chính khoảng 7 tỷ đồng.

Dù vậy, do lực lượng thanh tra mỏng, nhất là tuyến quận/ huyện chưa có thanh tra chuyên ngành nên công tác kiểm tra còn hạn chế, nhiều vụ sai phạm chưa được xử lý kiên quyết. Cũng vì thế, môi trường vẫn đang là một trong những lĩnh vực có nhiều đơn khiếu nại tố cáo nhất trên địa bàn Hà Nội.

Đại tá Doãn Hữu Châu, Trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống, mỗi ngày từ các làng nghề này xả thải trực tiếp ra môi trường khoảng 60.000 m3 nước chưa qua xử lý. Bên cạnh đó, thành phố hiện vẫn còn 1 khu công nghiệp và 30 cụm công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải; có 2.580 cơ sở y tế, gần 58.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, hơn 20.000 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm... Trong 7 năm qua, lực lượng cảnh sát môi trường - CATP Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ hơn 10.000 vụ với gần 11.000 đối tượng vi phạm, chuyển cơ quan điều tra truy tố 332 vụ với 409 bị can, phạt tiền hơn 70 tỷ đồng.

Cần tăng chế tài và nâng cao nhận thức

Theo Đại tá Doãn Hữu Châu, một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện các chính sách pháp luật về môi trường còn nhiều khó khăn, kết quả điều tra, khám phá các vụ án về môi trường vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế là do chế tài xử lý, kể cả xử lý hình sự và hành chính còn nhẹ. Trong nhiều lĩnh vực vẫn chưa xác định được vị trí pháp lý, thẩm quyền của Cảnh sát môi trường hoặc quy định chưa rõ, chưa cụ thể. Vì mức xử phạt còn nhẹ nên nhiều cá nhân, cơ sở vì lợi nhuận vẫn cố ý vi phạm, chấp nhận bị xử phạt.

Đánh giá về công tác này, ông Trần Xuân Hà, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, công tác bảo vệ môi trường của Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, huy động được sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội. Tuy vậy, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của nhiều cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa cao. Một bộ phận nhân dân vẫn còn đổ rác thải, phế thải không đúng nơi quy định, nhất là phế thải xây dựng…

Trước thực trạng này, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, thành phố chưa hài lòng với những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ môi trường thời gian qua. Thực tế, những kết quả đó chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh yêu cầu, thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này trên tinh thần bảo vệ, cải thiện môi trường gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Với lực lượng thanh tra chuyên ngành hiện có, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ để tăng cường và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của chính quyền, cơ quan chức năng cũng như các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường.

Di dời hàng trăm cơ sở sản xuất gây ô nhiễm

Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, đến nay, tỷ lệ thu gom rác thải công nghiệp không nguy hại trên địa bàn thành phố đã đạt 85% - 90%, tương đương 549 - 581 tấn/ngày và xử lý khoảng 382 - 405 tấn/ngày; rác thải công nghiệp nguy hại được thu gom đạt 62-73 tấn/ ngày, chiếm 60 - 70% tỷ lệ phát sinh; 100% lượng rác thải y tế được thu gom, phân loại để tái chế hoặc xử lý theo quy định. Từ năm 2003-2008, thành phố đã rà soát và hướng dẫn di chuyển 142 cơ sở gây ô nhiễm. Đến nay, đã lập danh sách 422 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc 17 ngành nghề cần phải di dời, trong đó đã di dời được 41 cơ sở. Toàn bộ 25 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng đã khắc phục xong và được chứng nhận xử lý triệt để theo quy định.

Túi thân thiện môi trường vẫn chưa được thị trường chấp nhận

Thông tin từ Hiệp hội Nhựa và Cao su TPHCM cho biết, TP hiện có 11 doanh nghiệp (DN) sản xuất bao bì thân thiện môi trường. Tuy nhiên, sản phẩm của các DN đều rất khó tồn tại được trên thị trường. Hầu hết các DN này chỉ có thể đưa sản phẩm là bao bì tự huỷ vào các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị điện máy và nhà sách.

Lý giải thực tế này, đại diện Hiệp hội Nhựa và Cao su TPHCM cho biết, chủ trương giảm thiểu sử dụng túi ni lông thông thường đã được tuyên truyền, vận động từ năm 2009, đến tháng 1-2012 mới được ban hành thành luật.

Tuy nhiên, phải đến tháng 4-2013 thì Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Và 16 tháng sau, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới có công văn yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường. Còn tại TPHCM thì phải đến tháng 9-2014 mới có chỉ thị thực hiện tăng cường sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường. Tiến trình cụ thể hóa chủ trương nhà nước thành văn bản thực hiện chậm như thế trong khi thuế môi trường thì áp dụng từ năm 2012. Điều này khiến rất nhiều DN sản xuất bao bì nhựa thân thiện môi trường gặp rất nhiều khó khăn, gây bất lợi cho sự phát triển thị trường của túi ni lông thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, cho đến nay cộng đồng dân cư vẫn chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường.

Mặt khác, giữa túi ni lông thân thiện môi trường và túi ni lông thông thường không có sự khác biệt về hình dáng nhưng lại có sự khác biệt lớn về giá. Theo đó, giá thành túi ni lông thông thường chỉ bằng 1/3 đến 2/3 giá thành của túi ni lông thân thiện môi trường. Do đó, người tiêu dùng vẫn ưu tiên sử dụng sản phẩm túi ni lông thông thường.

ÁI VÂN

Chương trình “Chung tay hành động vì môi trường” tại Bắc Ninh

Chương trình được thực hiện nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho đông đảo người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tỉnh đoàn Bắc Ninh vừa phối hợp với Công ty Canon Việt Nam (CVN) đã phối hợp với tổ chức chương trình “Chung tay hành động vì môi trường” tại Trường Tiểu học Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Chương trình được thực hiện nhằm khơi dậy và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho đông đảo người dân, đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ ý nghĩa của hoạt động bảo vệ môi trường, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới xanh - sạch – hiện đại tại địa phương.


Tổ chức chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Ninh Xá 3

Tại buổi lễ, ông Keiji Sawamura,đại diện Công ty CVN đã trao tặng Trường Tiểu học Ninh Xá 3 thùng rác đôi nhằm mục đích phân loại rác, 1 máy in Canon, hơn 200 suất quà cho học sinh của trường. Ngay sau đó, gần 100 tình nguyện viên Canon và Đoàn thanh niên đã ra quân làm sạch khuôn viên trường và môi trường xung quanh.

Nhân dịp này, CVN cũng tổ chức chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường cho hơn 200 học sinh trường Tiểu học Ninh Xá. Các em được cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình ô nhiễm môi trường thế giới và Việt Nam; cách phân loại rác, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và những việc làm cụ thể mà các em có thể làm để bảo vệ môi trường xung quanh. Hình ảnh minh họa sinh động cùng các câu đố vui, trò chơi nhỏ giúp không khí buổi học vô cùng hấp dẫn và sôi động.

Trước, chương trình hành động vì môi trường đã thực hiện tại trường Tiểu học Phú Lâm (Tiên Du, Bắc Ninh) và trường Tiểu học Tiên Hưng (Lục Nam, Bắc Giang). Trong tương lai, CVN mong muốn sẽ mở rộng hợp tác với nhiều địa phương khác trong tỉnh Bắc Ninh cũng như các tỉnh/thành phố khác để chương trình trở thành một hoạt động thường niên của công ty, góp sức bảo vệ môi trường Việt Nam./. PV/VOV.VN

Đá "tặc" lộng hành tàn phá môi trường sống

Cây lâu năm bị cày tung, đất nông nghiệp không thể cải tạo, đường xá bị băm nát, khói bụi ảnh hưởng đến đời sống người dân…là những hệ luỵ từ tình trạng khai thác đá trái phép tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Thực trạng khai thác đá trái phép đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có chế tài xử lý triệt để

Khai thác đá...vô tội vạ!

Cảnh khai thác đá trái phép tại một cơ sở không tên trên địa bàn xã Sông Trầu

Theo ghi nhận tại ấp 3 xã Sông Trầu, trước đây trên địa bàn xã chủ yếu trồng tràm lâu năm, một số hộ có diện tích màu mỡ thì trồng tiêu, cà phê, mía nhưng mấy năm qua một số hộ dân đã bỏ hẳn việc canh tác chuyển sang bán đá “mồ côi” cho lái buôn của các xưởng xẻ đá “chui” trên địa bàn. Thậm chí có hộ còn tự mở xưởng khai thác đá ngay trên phần đất nông nghiệp nhà mình.

Giá cả mỗi thửa đất cũng khác nhau tuỳ vào độ dày của đá hoặc ở những vị trí thuận tiện đi chuyển. Giá bán 1.000m2 đất để khai thác đá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, giá thuê đất “mềm hơn” dao động từ 10 – 20 triệu đồng/1.000m2. “Mọi thủ tục sẽ được thoả thuận giữa hai bên và không cần phải thông qua chính quyền địa phương. Anh muốn mua bao nhiêu cũng có, chính quyền địa phương anh không cần phải lo, đó chỉ là chuyện nhỏ. Ở đây bao nhiêu cơ sở kinh doanh ầm ầm có sao đâu” – “Cò” C. khẳng định chắc nịch.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, những năm trước người dân nơi đây chủ yếu cho cho các doanh nghiệp khai thác đá thuê đất. Tuy nhiên, thời gian gần đây người dân chủ yếu bán thẳng đất để lấy tiền đi nơi khác sinh sống. Lý giải việc này, nhiều người dân cho rằng, diện tích sau khi cho các doanh nghiệp thuê khai thác đá xong gần như không thể sử dụng được. Trên mặt đất chỉ còn lại những hố sâu lồi lõm, đất biến chất trầm trọng không thể trồng bất kỳ một loại cây nào. Muốn tái sử dụng phải trải qua nhiều công đoạn và tốn kém đến hàng chục triệu đồng/1.000m2.

Chỉ cách UBND xã Sông Trầu khoảng 3km, chúng tôi ghi nhận trên đoạn đường nội bộ bụi bay mù mịt, đất đá rơi vãi rải kín mặt đường. Dù đường chỉ rộng 8m, nhiều khúc cua gấp nguy hiểm nhưng hàng trăm lượt xe ben, xe tải chở đá nườm nượp ra vào. Nhiều xe tải đợi bốc xếp đá lên xe chật kín con đường khiến việc đi lại của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Dọc hai bên đường hàng chục xưởng khai thác đá không biển hiệu nhưng vẫn ngang nhiên khai thác, chế biến đá một cách công khai. Trên mỗi xưởng đá đều có ít nhất 3 chiếc xe xúc liên tục múc đá dưới lòng đất lên đổ vào những chiếc xe tải đậu sẵn gần đó. Xung quanh xưởng đá, từng tốp công nhân đang mài, xúc, vận chuyển đá giữa cái nắng như đổ lửa. Hàng ngàn m3 đá được các xưởng sản xuất khai thác trái phép mỗi ngày.
Những khối đá được đào từ đất nông nghiệp

“Hết xe chở đá này ra thì xe khác đến, cứ liên tục như vậy từ sáng sớm đến tận khuya. Tiếng máy xúc, tiếng máy cắt đá, đập đá vang trời khiến mọi người inh tai nhức óc, không thể chịu được. Những nhà ở mặt tiền đường gần như không dám mở cửa vì sợ bụi phủ kín nhà.” – Một người dân địa phương than thở.

Người dân nơi dây cũng nhiều lần kiến nghị lên chính quyền nhưng sự việc vẫn không được thay đổi. Ông B. (người dân nơi đây) bức xúc: “Từ ngày có những xưởng khai thác đá mọc lên ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bụi phủ kín khắp các nhà dân ở khiến việc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Đoạn đường nộ bộ của ấp cũng bị xới nát, xe chở đá cũng chạy như bay trong đường ấp khiến mọi người khiếp vía. Đây là đoạn đường gần trường học nên việc va chạm giữa xe đá và xe học sinh xảy ra như cơm bữa. Mặt khác, tiếng ồn của những xưởng đá cũng khiến nhiều người bức xúc phải bỏ đi nơi khác sinh sống”.

Chính quyền “bó tay”?
Việc khai thác đá trái phép diễn ra từ nhiềm năm nay nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm

Hàng loạt cơ sở khai thác đá, xẻ đá, xưởng đá “chui” mọc lên “như nấm sau mưa” dù chính quyền địa phương đã ra từng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành xử lý về vấn đề khai thác khoáng sản trái phép nhưng thực trạng này vẫn không được xử lý triệt để. Phải chăng do lợi nhuận thu được từ việc làm phi pháp này quá lớn trong khi chế tài, mức xử phạt quá nhẹ không đủ sức răn đe.

Ông Vương Đăng Giáp, phó chủ tịch UBND xã Sông Trầu cho biết: “Việc khai thác đá trái phép tại ấp 3 xã Sông Trầu đã diễn ra trong nhiều năm qua. Xã cũng nhiều lần xử phạt hành chính nhưng vấn đề vẫn chưa được triệt để. Tình trạng một số hộ dân có cải tạo đất vườn và khai thác đá cục xã đã phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường xử phạt nhiều hộ gia đình vì sử dụng đất sai mục đích. Tuy vậy, nhiều người dân cũng chống đối bằng cách khi có đoàn kiểm tra thì ngưng hoạt động rồi sau đó hoạt động trở lại. Nhiều hộ tập trung khai thác vào ban đêm nên việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn vì nhân lực ở cấp xã rất mỏng không thể nào thường trực 24/24 để kiểm tra xử lý. Xã cũng không có thẩm quyền và đầy đủ phương tiện để bắt giữ tang vật vi phạm nên chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính. Do đó, tại địa bàn vẫn còn nhiều hộ cố tình vi phạm và xã cũng đang tăng cường công tác điều tra để xử lý. Tình trạng xưởng sản xuất đá không biển hiệu là do các đơn vị kinh doanh chưa đủ thủ tục kinh doanh. Theo đúng luật thì các cơ sở trên chưa được phép kinh doanh”.

Điều kỳ lạ là các cơ sở khai thác, xe đá mà ông Giáp nói dù chưa có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn hoạt động rầm rộ từ nhiều năm nay mà chính quyền địa phương vẫn không có động thái, xử lý, ngăn chặn.

Cũng theo ông Giáp, trong năm 2014 UBND xã Sông Trầu đã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Trảng Bom kiểm tra, xử lý vi phạm 10 trường hợp tận thu đá trái phép với tổng số tiền phạt khoảng 76 triệu đồng. Đối với các chủ sử dụng đất cho các cơ sở tận thu đá, UBND xã Sông Trầu đã lập biên bản, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai với tổng số tiền phạt hơn 9 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu không cho các phương tiện cơ giới tiếp tục tận thu đá trái phép. Đối với các cơ sở cưa xẻ đá, qua kiểm tra Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên – Môi trường đã lập biên bản xử lý vi phạm 7 trường hợp với tổng số tiền phạt khoảng 106 triệu đồng.

Cụ thể, các cơ sở không có giấy phép kinh doanh, chủ sử dụng đất, chủ thể khai thác từng bị xử phạt gồm cơ sở Việt Tiến Vũng Tàu (không có giấy phép kinh doanh), Tằng Sẹc Sáng, Tạ Ngọc Pẩu, Vy Cún Sáng, Bùi Quang Tịnh, Cty Dược Kỳ Phương, Lê Văn Út, Vũ Văn Thảo, Cuốn Mùi, Trần Thế Thu, Cao Ru Y (chủ sử dụng đất); Hồ Thín Dưỡng, Thái Minh Trung, Lưu Phước Toàn, Hoàng Quốc Vũ, Nguyễn Bạch Ly Sơn, Châu Vĩnh Vần, Lê Hữu Xuân, Phạm Văn Hùng, Châu Văn Tâm, Bùi Văn Hoàng, Đỗ Văn Quang (chủ thể khai thác).

Qua trao đổi PV Dân trí về việc hàng loạt xưởng đá chui hoạt động trái phép, ông Vương Đăng Giáp khẳng định: “Trong thời gian tới UBND xã Sông Trầu sẽ tăng cường quản lý và phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, đảm bảo công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Đồng thời cùng với các ngành chức năng có biện pháp xử lý dứt điểm các xưởng cưa xẻ đá chui, thực hiện di dời các cơ sở vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật”.
Xe chở đá chạy vô tư lưu thông trong khu dân cư

Ngày 27/12, ông Ngô Đức Vượng, Phó phòng tài nguyên và môi trường huyện Trảng Bom cho biết huyện đang kết hợp với tỉnh Đồng Nai và xã Sông Trầu lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra xử lý tất cả những cơ sở vi phạm nhằm ngăn chặn nạn khai thác đá trái phép tại xã Sông trầu. “Đoàn sẽ tích cực tăng cường kiểm tra thường xuyên trong cả các ngày nghỉ nhằm ngăn chặn mọi hành vi khai thác đá trái phép tại địa bàn”.

Tiếp tục liên lạc với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Ngọc Thường – Phó Giám đốc Sở cho biết, việc xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản, khai thác đá…tỉnh đã có quy chế phân cấp, thuộc trách nhiệm cấp nào xử lý cấp đó. Về phía Sở nhận được phản ánh của Báo Dân trí về tình trạng khai thác đá tràn lan tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, nếu việc chưa nghe địa phương báo cáo hoặc chưa xử lý lần nào thì Sở sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể các điểm khai thác đá “chui” để xử lý đúng với quy định của pháp luật. Xuân Hinh – Thế Phong

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp công dân định kỳ tháng 12

Ngày 24/12, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã tiếp các đoàn công dân đến từ Quảng Ninh, Hưng Yên. Đây là lần thứ 2, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp công dân định kỳ theo Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ.


Toàn cảnh buổi tiếp dân định kỳ tháng 12 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Nguyễn Nhuần

Tại buổi tiếp, các hộ dân đến từ các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ để thực hiện dự án Khu đô thị Ecopark.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, vụ việc này đã được Thanh tra Chính phủ chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan thanh tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, kết luận.

Theo đó, dự án đã được trình, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thủ đô và quy hoạch của tỉnh Hưng Yên, vì vậy cần tiếp tục triển khai dự án.

Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh Hưng Yên xem xét, giải quyết khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và các nội dung kiến nghị của công dân theo đúng quy định của pháp luật, để công dân ổn định cuộc sống.

Bộ trưởng cho biết thêm, với nội dung khiếu nại của công dân gửi đến Bộ tại buổi tiếp dân này, lãnh đạo Bộ sẽ chuyển nội dung kiến nghị của công dân tới Thủ tướng Chính phủ và sẽ có thông báo bằng văn bản tới người dân.

Đối với khiếu nại của ông Lê Thạch Bàn và một số hộ dân xã Xuân Quang, huyện Văn Giang đề nghị xử lý hành vi của Chủ tịch UBND xã Xuân Quang (nhiệm kỳ 1989 - 1994) khi giao đất cho dân tự ý để lại trái pháp luật hơn 177 mẫu đất, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, vấn đề này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Tuy nhiên, với nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, Bộ đã chỉ đạo đoàn công tác của Tổng cục Quản lý đất đai xuống địa phương làm việc và đã có văn bản trả lời gửi các hộ dân. Tới đây, lãnh đạo Bộ sẽ làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về nội dung khiếu nại của công dân trên địa bàn, thông tin sẽ gửi tới các hộ dân trước khi ra kết luận cuối cùng.

Liên quan đến kiến nghị của các hộ dân Hợp tác xã Rau Chiến Thắng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về việc không đồng ý với Văn bản số 763/TCQLĐĐ-CKTPTQĐ ngày 29/5/2009 của Tổng cục Quản lý đất đai hướng dẫn xác định giá đất để hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư vì cho rằng, hướng dẫn không đúng điểm 3, Mục VII, Thông tư liên tịch số 14/2008 ngày 30/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, văn bản trả lời của Tổng cục Quản lý đất đai không phải là văn bản quy phạm pháp luật, mà là văn bản trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ trong việc áp dụng chính sách, pháp luật đất đai. Theo quy định của Luật Khiếu nại, Văn bản số 763 của Tổng cục Quản lý đất đai không phải là đối tượng khiếu nại hành chính. Do vậy, việc các hộ khởi kiện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đã được Tòa án nhân dân TP Hạ Long và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh giải quyết. Nếu các hộ tiếp tục khiếu nại thì do Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo quy định.

Phương Anh

Nhật Bản, Tiểu vùng sông Mekong hợp tác cải thiện môi trường đô thị



Nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh vớt lục bình để khơi thông dòng chảy trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. (Ảnh:Hoàng Hải/TTXVN)
Ngày 25/12, Nhật Bản và năm nước Tiểu vùng sông Mekong (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác để cải thiện môi trường đô thị ở khu vực sông Mekong trong khi tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tại Diễn đàn Mekong Xanh lần thứ ba được tổ chức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, các nước đã cam kết tăng cường năng lực ngăn ngừa và kiểm soát thảm họa ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Hai bên khẳng định sự hợp tác giữa các khu vực công và tư, kể cả sự tham gia của các chính quyền địa phương, đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề môi trường ở khu vực sông Mekong.

Kết quả cuộc họp trên sẽ được phản ánh tại một hội nghị của Liên hợp quốc về giảm thiểu nguy cơ thảm họa, dự kiến diễn ra vào tháng 3/2015 tại Sendai, miền Đông Bắc Nhật Bản, và một hội nghị cấp cao Nhật Bản-Mekong vào tháng Bảy năm sau tại Tokyo.

Tham dự Diễn đàn tại Bangkok, ngoài đại diện của năm quốc gia thành viên của Tiểu vùng sông Mekong còn có sự tham dự của các đại biểu đại diện cho chính quyền địa phương đến từ thành phố Kitakyushu và Bangkok cùng đại diện của một số công ty lớn tại Thái Lan./.

Sống lại rừng xanh nhờ chính sách môi trường rừng

Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Kon Tum góp phần làm sống lại những cánh rừng và phủ xanh đồi núi trọc, đã khẳng định được hiệu quả của chính sách này.

Từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trung bình mỗi năm tỉnh Kon Tum có nguồn thu trên 100 tỷ đồng từ 11 thủy điện trên địa bàn tỉnh. Nhờ có nguồn ngân sách này, công tác bảo vệ rừng, giao rừng cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trồng và quản lý rừng đã đạt được kết quả khả quan.



Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ rừng.Ảnh: Văn Thông

Tác động tích cực, rõ nét nhất từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chính là đã tạo lập được cơ sở kinh tế bền vững, người dân, tổ chức Nhà nước có nguồn thu từ đó yên tâm bảo vệ rừng.

Ông Hồ Đắc Thanh, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Rây cho biết: Nguồn ngân sách cấp hàng năm chỉ đủ cho việc trả lương cho cán bộ, công nhân, nên trước đây mọi hoạt động như phòng cháy chữa cháy rừng, mua sắm trang thiết bị cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đều thiếu kinh phí. Từ khi có nguồn dịch vụ môi trường rừng được chi trả hơn 5 tỷ đồng trên diện tích rừng hơn 9.000 ha, công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị đã có bước chuyển biến. Đơn vị đã chủ động hơn trong việc triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt trong công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, công tác diễn tập phòng cháy chữa cháy hàng năm. Nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng cũng giúp đơn vị đẩy mạnh việc giao khoán rừng cho cộng đồng, hộ gia đình bảo vệ rừng. Đây là cách bảo vệ rừng hiệu quả nhất.



Hướng dẫn đồng bào chăm sóc rừng. Ảnh: Văn Thông

Bên cạnh đó, từ nguồn quỹ của việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà hàng năm công tác giao khoán rừng cho các hộ cá nhân, tập thể, cộng đồng ở Kon Tum cũng được thuận lợi hơn; qua đó góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hiệu quả. Nếu như trước đây, huyện Tu Mơ Rông là điểm nóng hoạt động khai thác lâm sản trái phép, đốt phá rừng làm nương rẫy, thì nay tình trạng này đã giảm hẳn.

Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng giúp tỉnh Kon Tum đẩy nhanh được tiến trình giao đất, giao rừng. Đến nay, hơn 600.000 ha rừng cùng với diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đã có chủ thể quản lý. Riêng diện tích khoán cho trên 5.000 hộ dân và 23 cộng đồng là gần 130.000 ha; giúp người dân có cuộc sống ổn định, đặc biệt là đời sống của các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết: Quỹ dịch vụ môi trường rừng này đã có tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh Kon Tum. Nhờ nguồn quỹ này, công tác giao khoán rừng, quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã có những bước chuyển biến tích cực. Các công ty lâm nghiệp có kinh phí để hoạt động, chi trả cho hoạt động của công ty và công tác quản lý, bảo vệ rừng. Các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, cộng đồng nhận rừng có nguồn thu nhập ổn định.

Quang Thái

Góp phần giảm ô nhiễm môi trường biển

Thiết bị xử lý nước thải bằng vật liệu composite do Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy (Trường Đại học Nha Trang) thiết kế và chế tạo đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp. Dự án do Thạc sĩ Phạm Văn Thu làm chủ nhiệm.


Thiết bị xử lý nước thải công suất 6.800 lít/ngày đêm dùng cho tàu hải trình dài ngày.

Phù hợp với các tàu tham quan trên biển

Thiết bị xử lý nước thải bằng vật liệu composite hoạt động theo phương pháp sinh học, phù hợp cho việc trang bị trên các tàu tham quan du lịch ven biển 50 khách có hải trình trong ngày, các tàu du lịch lưu trú trên vịnh 30 - 34 khách có hải trình dài ngày và trang bị trên các khu nuôi trồng thủy sản hoạt động ven biển.

Theo cơ chế hoạt động của thiết bị này, nước thải từ các khu vực phát sinh qua bộ phận tách rác được dẫn tập trung vào khoang chứa (khoang hiếu khí). Khoang này được thiết kế gồm hệ ống phân phối khí và giá thể bằng vật liệu nhựa. Khí oxy được đưa vào ngăn hiếu khí theo chiều đi từ đáy bể đi lên nhờ máy nén khí hoạt động 24/24 giờ. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của bọt khí và dạng dính bám trên giá thể. Từ đó, chúng sẽ tiếp nhận oxy và chuyển hóa chất lơ lửng hòa tan thành thức ăn. Vi sinh hiếu khí phát triển (nhờ oxy sục vào) sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để tăng sinh khối làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Nước thải sau khi qua thiết bị lọc sinh học hiếu khí nồng độ COD, BOD giảm 75 - 85%. Sau đó, nước thải tiếp tục tự chảy qua khoang lắng đứng.

Nước thải ra khỏi khoang lắng có nồng độ COD giảm 70 - 75%. Phần bùn hoạt tính trong khoang lắng sẽ đưa trở lại khoang hiếu khí nhờ thiết bị hoàn lưu bùn. Phần bùn lắng dưới đáy khoang lắng được xả định kỳ vào trạm tiếp nhận hoặc về két chứa. Phần nước trong trên mặt từ khoang lắng sẽ chảy qua khoang lọc. Bộ phận này có nhiệm vụ lọc các tạp chất còn lại trong nước thải sau quá trình lắng. Thiết bị lọc được thiết kế dễ dàng cho việc vệ sinh và thay thế vật liệu lọc... Khi nước thải đi qua các lớp vật liệu lọc, các cặn bã lơ lửng sẽ được giữ lại trên bề mặt các lớp vật liệu. Phần nước ra khỏi thiết bị lọc là nước trong được đưa vào khoang khử trùng. Sau một thời gian làm việc, tổn thất áp lực trong ngăn lọc sẽ tăng cao, do đó cần phải tiến hành rửa ngược. Nước rửa được sử dụng là nước sạch và sau khi rửa nước được đưa về khoang chứa sẽ tiếp tục xử lý một lần nữa.

Công đoạn xử lý cuối cùng của hệ thống xử lý diễn ra tại khoang khử trùng. Tại đây, nước thải được khử màu và khử trùng triệt để bằng chlorine trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả QCVN 14: 2008/BTNMT tự chảy qua khoang lắng đứng.

Khắc phục tình trạng xả thải trực tiếp

Kết quả xét nghiệm của Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường cũng như Viện Pasteur Nha Trang đều cho thấy, chất lượng nước thải ở đầu ra sau khi qua thiết bị xử lý nước thải không những đạt tiêu chuẩn cho phép loại B của QCVN 14: 2008/BTNMT như yêu cầu mà còn thỏa mãn loại A của tiêu chuẩn này. Hiệu quả xử lý BOD5, chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, các chất hoạt động bề mặt, xử lý tổng coliforms > 85%. Hệ thống được kết hợp 4 modul trong một quá trình xử lý tạo ra ưu điểm lớn trong việc nâng cao hiệu quả xử lý. Sự kết hợp này sẽ đơn giản hóa hệ thống xử lý, nhỏ gọn, tiết kiệm vật liệu và năng lượng chi phí cho việc chế tạo, vận hành.

Thiết bị được chế tạo bằng vật liệu composite là vật liệu trơ với môi trường nước biển nên không bị gỉ, sét, tuổi thọ trên 20 năm; hoạt động hoàn toàn tự động, nguồn điện cấp cho thiết bị phù hợp với các phương tiện thủy nội địa, dễ sử dụng và an toàn cho người vận hành. Thiết bị này nếu được lắp đặt cho các tàu du lịch và các khu nuôi trồng thủy sản hoạt động ven biển ở Nha Trang - Khánh Hòa nói riêng và các địa phương có biển nói chung sẽ góp phần khắc phục tình trạng xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường biển.

N.D - PHẠM VĂN THU

Thêm 450 triệu USD cải thiện môi trường TP. HCM

Ngân hàng thế giới vừa phê duyệt khoản vay và tín dụng với tổng trị giá 450 triệu USD cho Việt Nam để thực hiện Dự án Vệ sinh Môi trường TP. HCM giai đoạn 2.

Tổng chi phí của dự án là 495 triệu USD, trong đó 250 triệu USD được hỗ trợ qua khoản vay từ Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và khoản tín dụng 200 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA). TP.HCM sẽ cung cấp 45 triệu USD từ ngân sách thành phố cho dự án này.


Triều cường tại TP. HCM.


Mục tiêu của dự án là xử lý nước thải, cải thiện môi trường, hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực quản lý nước thải và tăng cường nhận thức cộng đồng về lợi ích của việc cải thiện vệ sinh môi trường.

Dự án dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 1,1 triệu người dân TP. HCM bao gồm một nhà máy xử lý nước thải xử lý nước từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và từ nhiều khu vực Quận 2.

Dự án cũng sẽ lắp đặt cống ở nhiều khu vực tại Quận 2 và hỗ trợ xây dựng ống nối từ các hộ gia đình tới hệ thống cấp thoát nước của thành phố. Ngoài ra, dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện các hoạt động vệ sinh môi trường và quản lý nước thải tại thành phố.


Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của WorldBank tại Việt Nam. (Ảnh: Lê Văn)

“Thông qua dự án mới này, thành phố sẽ có thể giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường với chi phí thấp hơn, tạo nên một thành phố sạch và có sức cạnh tranh. Dự án này sẽ đảm bảo rằng người dân nghèo trong khu vực dự án được hưởng lợi qua việc kết nối hệ thống cấp thoát nước của gia đình với hệ thống cấp thoát nước thành phố”, Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ.

“Dự án sẽ thúc đẩy các hoạt động vệ sinh môi trường tốt hơn và hỗ trợ quá trình phát triển đô thị của TP.HCM thông qua tăng cường quản lý nước thải. Cũng trong khuôn khổ dự án, một Trung tâm học tập môi trường sẽ ra đời để nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề liên uan tới vệ sinh và môi trường, mang lại lợi ích cho người dân TP.HCM”, Ông Sudipto Sarkar, Chuyên gia trưởng kiêm Chủ nhiệm dự án nói.

P.V

Công ty Tracimexco gây ô nhiễm môi trường


Từ khi chuyển sang sản xuất đũa, Công ty Tracimeco gây ô nhiễm môi trường.

NDĐT- Sau khi không lắp ráp ô-tô tải nhỏ, thời gian qua, Công ty Tracimexco ở xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Cạn (Bắc Cạn) chuyển sang sản xuất đũa. Tuy giải quyết nhiều việc làm, nhưng điều đáng lo là doanh nghiệp này đã và đang gây ô nhiễm môi trường.


Nông dân xã Xuất Hóa đã “hy sinh” hàng chục ha đất cấy lúa thuộc hàng “bờ xôi ruộng mật” ở trung tâm xã, ngay cạnh Quốc lộ 3 cho Công ty Tracimeco xây dựng nhà máy lắp ráp ô-tô tải , với hy vọng con em mình sẽ được vào làm việc tại nhà máy. Thế nhưng, nhà máy chỉ sử dụng vài người địa phương vào làm bảo vệ.

Do không cạnh tranh được với ô-tô cùng loại trên thị trường, nhà máy này đã “đắp chiếu” sau vài năm thoi thóp hoạt động. Tiếc “khu đất vàng”, nhà xưởng nằm bất động và không để dư luận bức xúc thêm trước tình trạng đầu tư không hiệu quả trên đất đai của nông dân, từ năm 2013, Công ty Tracimeco chuyển sang sản xuất đũa xuất khẩu.

Sự chuyển hướng này âu cũng là điều đáng mừng, vì giải quyết việc làm, thu mua gỗ rừng trồng cho nhân dân và đáp ứng mong mỏi bấy lâu của địa phương là khắc phục tình trạng đầu tư không hiệu quả.

Tuy nhiên, từ khi Công ty Tracimeco chuyển sang sản xuất đũa kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường làm người dân địa phương rất trăn trở.

Đó là gỗ được đưa vào xẻ, dây chuyền sản xuất đũa phát ra tiếng ồn lớn vào ban đêm, ảnh hưởng đến việc học của con em nhân dân chung quanh. Việc dùng gỗ đun lò hơi để luộc gỗ, thải ra lượng khói rất lớn suốt ngày đêm làm người dân khó chịu, nhiều hôm ngột ngạt. Nước luộc gỗ đen ngòm chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.

Theo quy định, việc chuyển từ lắp ráp ô-tô sang sản xuất đũa, Công ty Tracimeco phải làm đề án đánh giá tác động môi trường, đầu tư công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, xử lý khói, nước thải tương ứng thì mới được hoạt động. Tuy nhiên, Công ty đã bỏ qua những việc làm này.

Biểu hiện là, sau khi đi vào hoạt động, giữa năm 2014, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh), thị xã Bắc Cạn đã tiến hành các cuộc kiểm tra, nhắc nhở Công ty Tracimeco phải hoàn thiện hồ sơ, đầu tư công trình bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp này vẫn chưa đầu tư công trình xử lý về tiếng ồn, khói, nước thải một cách bài bản; trái lại, hoạt động sản xuất gia tăng và đang đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới. Như thế, tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ tiếp tục nghiêm trọng hơn trong thời gian tới.

Việc chuyển hướng hoạt động để khôi phục một cơ sở công nghiệp đã “đắp chiếu”, mở rộng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tăng tiêu thụ gỗ rừng trồng, tạo môi trường cạnh tranh đối với lâm sản là điều đáng mừng. Song, Công ty Tracimeco phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường để không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Bảo vệ môi trường là điều bắt buộc, là yếu tố để phát triển bền vững, nên các cơ quan chức năng của địa phương cần khắc phục quan niệm “tạo điều kiện cho Công ty Tracimeco” dù doanh nghiệp này đã gây ô nhiễm môi trường trong thời gian dài.
Bài, ảnh: THẾ BÌNH

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải lưu vực sông Đồng Nai


Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)

Sự cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải là vấn đề rất được quan tâm tại cuộc họp của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/12.

Theo số liệu nghiên cứu của Viện Môi trường và Tài Nguyên, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải bởi nước thải và các vấn đề ô nhiễm môi trường. Cụ thể là hàm lượng ô nhiễm hữu cơ lẫn vô cơ đã tăng nhiều lần cho phép, thậm chí có nơi tăng vài trăm lần mức độ cho phép.

Hiện nay tại quận Thủ Đức đang là nơi chứa nhiều nước thải từ nhiều nguồn xả thải của nội tại Thành phố Hồ Chí Minh lẫn các tỉnh thành lân cận.

Trong khi đó, số liệu của Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy việc xây dựng các trung tâm xử lý nước thải của không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà cả vùng Đông Nam Bộ là chưa đáp ứng được nhu cầu.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến nhận định: “Tình trạng ô nhiễm trên những kênh rạch tại các khu đô thị làm ảnh hưởng đến chất lượng nước của hệ thống sông Vàm Cỏ-Sài Gòn-Đồng Nai, nơi tập trung phần lớn các khu đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn.”

Từ cơ sở trên, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh Đào Anh Kiệt đề xuất phương án về việc kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải (nguồn nước thải) của 11 tỉnh, thành liên quan đến lưu vực sông Đồng Nai. Theo đó, tất cả các cơ sở dữ liệu về nguồn thải sẽ được lưu giữ và đánh giá trên cơ sở có phù hợp với các tiêu chuẩn quy định của pháp luật hay không để biết được xác nguồn xả thải chính gây ô nhiễm dòng sông đến từ đâu.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Xây dựng đã trình bày các vấn đề liên quan đến đề án “Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu vực khu công nghiệp trên lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030."

Đề án là cơ sở xác định trách nhiệm của từng địa phương trong việc kiểm soát nguồn xả thải gây nguy hại cho dòng sông Đồng Nai.

Hiện nay, theo thống kê của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, toàn lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh có tổng cộng 1.174/1.049 nguồn thải từ 50m3/ngày đêm đã được xác định; trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 500 nguồn thải; Bình Dương có 135 nguồn thải; Đồng Nai có 148 nguồn thải (trong đó có 43 nguồn thải trên 100 m3/ngày đêm)...

Dựa trên các cơ sở này, đồng chủ trì cuộc họp là ông Lê Thanh Cung (Chủ tịch Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai) và ông Bùi Cách Tuyến (Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thống nhất các phương án trên dựa trên cơ sở đồng bộ về khai thông dòng chảy và vệ sinh môi trường cho sông Đồng Nai cho tất cả các địa phương liên quan.

Theo đó, các nguồn thải của từng địa phương cần được xác định về mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hay chưa nghiêm trọng để có hướng xử lý cụ thể./.

Ô nhiễm môi trường tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa: Bao giờ được xử lý?

Từ hơn chục năm trở lại đây, thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa trở thành một trong những khu vực thu mua, tái chế rác lớn của TP Hà Nội. Sự phát triển ồ ạt và thiếu kiểm soát của chính quyền địa phương đã khiến khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đua nhau… làm rác

Người dân thôn Xà Cầu vốn có nghề cổ truyền làm tăm nhang, bên cạnh đó còn ruộng đồng nhưng dần dần nghề truyền thống dần thui chột, ruộng đồng bị bỏ hoang. Khi có một số nhà chuyển sang “làm rác” và giàu lên, người dân Xà Cầu đã đua nhau lao vào nghề này. Hàng ngày, họ dùng xe ba gác, xe kéo, xe tải… vào TP và các vùng lân cận thu mua bình, chai nhựa, quần áo cũ rách, túi ni – lông… đem về sơ chế rồi bán lại cho các cơ sở sản xuất kiếm lời.



Phế liệu được thu mua gây ô nhiễm môi trường tại xã Quảng Phú Cầu. (Ảnh: Minh Tường)

Một người dân thôn Xà Cầu cho chúng biết, cả thôn chia làm ba nhóm kinh doanh. Nhóm ít vốn chỉ thu mua, phân loại rồi bán. Nhóm có máy băm sau khi phân loại sẽ cho vỏ nhựa vào máy băm nát thành các mảnh nhỏ rồi bán được giá cao hơn. Nhóm đầu tư mạnh nhất, ngoài máy băm còn mua cả máy “kéo hạt” để sau khi băm thì cho vào nấu rồi đúc thành các khối phôi nhựa thành phẩm. Thế nhưng, nhựa có phần tái chế được, cũng có phần phải bỏ đi. Hầu hết các mảnh vụn cứng, không băm nhỏ được theo tiêu chuẩn lại một lần nữa bị đổ đi. Ngoài vỏ nhựa, người ta còn sơ chế cả vải, túi ni – lông, hộp xốp… theo hình thức băm như thế.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, quá trình sơ chế rác tại Xà Cầu cho ra bốn loại chất thải cực kỳ độc hại. Một là, nước rửa nguyên liệu, cứ thế chảy thẳng ra sông ngòi, kênh mương thủy lợi hoặc ngấm xuống lòng đất, gây nhiễm bẩn nguồn nước ngầm. Hai là, các mảnh vụn “không đạt chuẩn”, vải vóc thì phân hủy bốc mùi hôi thối, nhựa và túi ni – lông đổ xuống ruộng đồng, kênh mương là loại rác phải mất hàng trăm năm mới phân hủy được. Ba là, cặn bã từ các chai, bình, túi… đều có nguồn gốc hóa chất khiến đất đai và nguồn nước nhiễm độc nặng nề. Bốn là, việc đun nấu nhựa thải ra môi trường một lượng khói ô nhiễm rất lớn.

Xã kêu khó

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề xử lý môi trường, ông Lê Văn Dịu – Chủ tịch xã Quảng Phú Cầu cho biết UBND xã đặc biệt quan tâm xử lý. Đã nhiều lần, xã báo cáo lên lãnh đạo huyện đề nghị giải quyết, nhưng đến nay, vẫn chưa được xử lý. Hiện, UBND xã đã xây dựng bãi tập kết, trung chuyển rác riêng, giao cho thôn tự quản, song chưa phát huy được hiệu quả.

Cũng theo ông Lê Văn Dịu, UBND xã chưa xác nhận cho bất cứ đơn vị, cá nhân nào kinh doanh phế liệu. Bởi thế chưa có ai phải đóng thuế hay bất cứ khoản phí nào liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Điều này khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi, tại sao một ngành nghề kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, tồn tại từ nhiều năm nay nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp để xử lý. Lý giải về việc này, ông Dịu cho rằng, hiện xã chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường nên việc xử lý vi phạm rất khó.

Để khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu đưa ra “sáng kiến”, cần quy hoạch tất cả các hộ kinh doanh, tái chế rác vào một khu để quản lý và hạn chế sự phát tán các chất độc hại ra môi trường. Để làm được như vậy cần có kinh phí để xây dựng lò đốt rác tại chỗ, nguồn kinh phí này phải được huy động cả từ trong dân. Mà muốn làm được như vậy, nhất thiết phải đưa các hộ kinh doanh, tái chế rác vào diện quản lý. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, người dân thôn Xà Cầu cho rằng, đây là ý tưởng đã hình thành từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có lối ra.

Thực tế, việc thu mua, tái chế rác thành nguyên liệu sản xuất là sinh kế của cả một vùng quê với hàng ngàn người dân nên rất khó để họ từ bỏ. Vì vậy, đã đến lúc các cấp ngành của huyện Ứng Hòa và TP Hà Nội có giải pháp đưa thôn Xà Cầu vào một quy trình sản xuất, phát triển ổn định, bền vững đi kèm với những biện pháp quyết liệt nhằm bảo vệ môi trường sống, đồng ruộng và nguồn nước.

Theo Minh Tường/ Kinh tế & Đô thị Điện tử, 23/12/2014

Ủy ban Khoa học Công nghệ môi trường Quốc hội làm việc tại Ninh Bình

NDĐT- Ngày 23-12, Ủy Ban Khoa học Công nghệ môi trường của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực thi chính sách pháp luật về đa dạng sinh học ở địa phương.

Tham gia đoàn công tác có đại diện Ủy Ban Khoa học Công nghệ môi trường, Ban Dân nguyện của Quốc hội cùng đại diện các Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tỉnh Ninh Bình có ba loại địa hình: vùng đồi núi, vùng trung du và đồng bằng với tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 30 nghìn ha trong đó, rừng đặc dụng chiếm hơn 60% bao gồm ba kho rừng đặc dụng là Vườn Quốc gia Cúc Phương (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý), khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và Khu rừng văn hoá lịch sử môi trường Hoa Lư do tỉnh quản lý. Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình còn có khu rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn với tổng diện tích hơn một nghìn ha được UNESCO công nhận nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Các nhà khoa học đã chia Ninh Bình thành năm hệ sinh thái cơ bản: hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, sinh thái gò đồi, hệ sinh thái đồng bằng, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Từ năm 2005đến nay, tỉnh Ninh Bình coi trọng xây dựng và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống.

Cụ thể, tại khu đất ngập nước Vân long được đoàn công tác của tỉnh thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các loài động thực vật trên cạn, lớp chim, lớp côn trùng, lớp cá. Tại rừng Văn hoá lịch sử môi trường Hoa Lư được đẩy mạnh công tác thống kê, xây dựng dữ liệu về đa dạng sinh học. Đồng thời, các ngành chức năng trong tỉnh tổ chức quản lý về đa dạng sinh học trên địa bàn như: kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài động vật động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, tổ chức bảo vệ các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái quan trọng có tầm cỡ quốc gia.

Đáng chú ý là từ năm 2009 đến nay, Công an tỉnh Ninh Bình đã phát hiện, điều tra xử lý 22 vụ, 25 đối tượng vi phạm pháp luật về vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép. Trong đó, chuyển xử lý hình sự ba vụ với bốn đối tượng, thu hồi tang vật bao gồm hai cá thể hổ, 11 bộ xương báo gấm, báo hoa mai, 15 cá thể rắn hổ mang chúa thuộc nhóm IB (nhóm IB theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP là nhóm động vật bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) , 72 cá thể tê tê Java và nhiều loài động vật hoang dã khác với tổng giá trị tịch thu, phạt hành chính xung công quỹ Nhà nước hơn một tỷ đồng.
ĐỖ TẤN

Pháp lệnh Cảnh sát môi trường có hiệu lực từ 5.6.2015

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Ảnh: XH)

Chiều 23.12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành biểu quyết thông qua Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, với số phiếu 100%.

Pháp lệnh Cảnh sát môi trường gồm 5 chương, 20 điều. Trước đó, tại phiên họp thứ 32 (ngày 6.10.2014), Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Cảnh sát môi trường theo Tờ trình số 293 /TTr-CP ngày 21.8.2014 của Chính phủ. Trên cơ sở ý kiến của UBTVQH, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp thứ 33.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường được quy định trong Pháp lệnh là thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật; Cảnh sát môi trường có quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần thiết, cấp bách, Cảnh sát môi trường được quyền huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của luật; sử dụng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; Thu giữ mẫu vật, tài liệu, vật chứng liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính để kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định; Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ; Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5.6.2015.

Ô tô điện không thân thiện đối với môi trường?

Xe chạy điện là một trong những sản phẩm của đầu thế kỷ 21 nhằm giảm thiểu những tác hại đối với môi trường của xe hơi thường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy kết quả ngược lại.Nhiều người tin rằng, việc sử dụng một chiếc xe hơi chạy điện có nghĩa là họ đang giúp bảo vệ môi trường. Nhưng một nghiên cứu cho thấy rằng những chiếc xe này thực tế lại làm không khí bẩn hơn và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.



Mức độ thân thiện đối với môi trường của xe chạy điện vẫn còn đang bỏ ngỏ.


Đồng tác giả nghiên cứu Julian Marshall, một tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết: “Hiện tại vẫn chưa có loại nhiên liệu nào thật sự vượt qua xăng dầu” về mặt sức khỏe cộng đồng và môi trường. Rất nhiều công nghệ mà chúng ta tin là thân thiện với môi trường lại không hề tốt hơn hơn xăng dầu”.

Theo nghiên cứu, đã được xuất bản trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ, điểm mấu chốt chính là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng. Nếu điện được lấy từ than, việc nạp điện sẽ thải ra muội và khí độc nhiều gấp 3,6 lần so với xăng do ô nhiễm gây ra trong quá trình sản xuất điện. Tỉ lệ khí cacbonic, một trong những nguyên chính làm Trái đất nóng lên, thải ra trong quá trình này cũng cao hơn so với xăng.

Nghiên cứu cũng xem xét cả những chi phí môi trường đối với toàn bộ thời gian sử dụng của xe, bao gồm cả nguồn năng lượng và hệ quả môi trường của việc sản xuất pin.

Tiến sĩ Ken Caldeira thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) cho biết: “Đáng tiếc là, khi một dây diện được kết nối với một chiếc xe chạy điện và ở bên kia là một nhà máy điện sử dụng than, hậu quả đối với môi trường còn tệ hơn cả một chiếc xe chạy bằng xăng thông thường”.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, 39% điện năng của toàn nước Mỹ đều được sản xuất từ than. Các bang có tỉ lệ điện được sản xuất từ than lớn nhất gồm có West Virginia, Wyoming, Ohio, North Dakota và Illinois.

Dù vậy, theo đồng tác giả nghiên cứu Jason Hill, một giáo sư kỹ thuật khác của đại học Minnesota, việc sản xuất điện để cung cấp cho xe sẽ hiệu quả hơn nếu như điện được sản xuất bằng các phương pháp thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu đã phát hiện rằng, số người chết bởi ô nhiễm không khí do sử dụng xe chạy điện nhiều hơn 86% so với các loại xe chạy bằng xăng thông thường. Nếu như nguồn sản xuất điện là khí tự nhiên, số trường hợp nhiễm độc khí gây ra bởi xe chạy điện sẽ chỉ còn một nửa so với xe chạy bằng xăng. Nếu điện năng được tạo ra từ gió, nước hoặc bằng sóng biển, con số đó sẽ chỉ còn một phần tư.

Cũng theo nghiên cứu, các động cơ diesel hoặc hybrid đều sạch hơn xăng, giảm tỉ lệ người chết vì ô nhiễm không khí và tỉ lệ khí có hại cho môi trường. Tuy vậy, khí ethanol thì ngược lại, với tỉ lệ người chết nhiều hơn 80% so với xe chạy bằng xăng.

Hill nói: “Nếu bạn tin rằng sử dụng khí ethanol sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường thì bạn đang phạm sai lầm rất lớn”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang tin của kênh truyền hình CNBC, kênh chuyên về thông tin kinh tế và thị trường tài chính của Mỹ.

Theo Infonet