Báo cáo giám sát chất lượng môi trường công ty gỗ cao su

Đánh giá hiện trạng môi trường công ty thông qua các kết quả đo đạc phân tích môi trường nhẳm đánh giá hiệu quả cũng như những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty; Thông qua kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, công ty sẽ đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường tốt hơn trong thời gian tới. Báo cáo tình hình hoạt động và hiện trạng môi trường của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su hiện nay lên cơ quan quản lý môi trường theo luật định.

http://images.motthegioi.vn/Uploaded/hoachopmua/2015_01_07/cao-su-hinh-anh_SQEB.jpg

1.1 Nguồn phát sinh khí thải

1.1.1 Khí thải, bụi: Quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su sẽ phát sinh các nguồn ô nhiễm không khí sau: Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn gia công gỗ như: cưa, xẻ, cắt gỗ, quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu gỗ trong các kho bãi. Bụi, khí thải (SO2, COx, …) từ hoạt động của phương tiện giao thông ra vào công ty (xe của công nhân, xe vận chuyển hàng hóa, thành phẩm). Bụi, khí thải (CO, NOx, SO2….) phát sinh từ quá trình hoạt động của lò hơi. Các tác động của bụi và khí thải: Bụi phát sinh từ các quá trình sản xuất và vận chuyển, nếu không có biện pháp phòng chống thích hợp sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như lao, viêm phổi…. Khi phổi tiếp nhận một lượng khí thải nhất định thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và đường hô hấp… cụ thể như sau:

+ NO: suy giảm quá trình tuần hoàn, vận chuyển oxy của máu

+ NO2 với nồng độ 15 – 50 ppm có khả năng gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan của người và cả động vật, có nguy cơ gây tử vong.

+ Các khí NO, NO2 sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành acid HNO3 làm ăn mòn các thiết bị bằng kim loại

+ NOx là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính.

+ Khí CO rất độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ khiến con người bị tử vong vì ngộ độc. Nồng độ giới hạn của CO trong không khí là 32 ppm.

+ Khí SO­x: Là chất gây ô nhiễm thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp khí SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên, cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Khí SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu…

1.2 Nguồn phát sinh nước thải

1.2.1 Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của Công ty bao gồm: Nước thải từ nhà vệ sinh, nước thải từ khu vực tắm rửa giặt, nước thải sinh hoạt của nhân viên. Định mức sử dụng nước là 100L/người/ngày, số lượng công nhân viên của Công ty là 151 người. Vậy lượng nước sử dụng tại Công ty là 15,1 m3/ngày.đêm, lượng nước thải được tính tối đa bằng 100% nước cấp. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt tại Công ty khoảng 15,1 m3/ngày, tương ứng với 453 m3/tháng.

1.2.2 Nước thải sản xuất: Nước phục vụ trong hoạt động sản xuất của công ty dùng trong công đoạn ngâm tẩm, lượng nước này tương đối ít, khoảng 4m3/ngày. Tuy nhiên, lượng nước này được tái sử dụng, hàng ngày chỉ châm thêm khoảng 1m3/ngày để bổ sung lượng nước thất thoát. Nước thải chỉ phát sinh trong trường hợp vệ sinh bồn ngâm, tẩm (định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần). Lượng nước thải phát sinh khoảng 3 m3/lần vệ sinh. Nước thải còn phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải của lò hơi của Công ty. Dung dịch hấp thụ của hệ thống được tuần hoàn định kỳ 1 tháng/lần sẽ được thải bỏ. Lưu lượng thải bỏ khoảng 5m3/lần. Đặc trưng của nước thải sản xuất là có nồng độ pH thấp, chứa chất lơ lửng, mùn cưa, hóa chất ngâm, tẩm,…

1.2.3 Nước mưa chảy tràn: Nước mưa thường được quy ước là nước sạch, nhưng trong thực tế, quá trình chảy tràn của nước mưa có thể sẽ cuốn theo tạp chất, đất, cát, rác thải…xuống hệ thống thoát nước và thường tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó, lượng nước mưa này nếu không được quản lý tốt sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực

Tác động tiêu cực của nước thải: Đặc trưng nước thải là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao và nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn tiếp nhận:

Nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao: các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi trường nước sẽ nổi lên trên mặt nước tạo thành lớp dầy, lâu dần ngả màu xám, không những làm mất vẻ mỹ quan mà quan trọng hơn chính lớp vật nổi này sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí, làm giảm sự phát triển của sinh vật trong nước. Mặt khác một phần cặn lắng xuống đáy sẽ bị phân hủy trong điều kiện kỵ khí, sẽ tạo ra mùi hôi cho khu vực xung quanh. Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao: khi xả ra nguồn tiếp nhận, sẽ làm nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước giảm đi nhanh chóng do vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Nếu nồng độ DO dưới 3 mg/l sẽ kìm hãm sự phát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái thủy vực. Nước thải có chứa N, P: các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Phú dưỡng tăng hàm lượng hữu cơ và có thể có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở đời sống của thủy sinh và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Nước thải có chứa các vi sinh vật gây bệnh: làm lây lan dịch bệnh, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Nước có lẫn các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả. Ước tính có tới 70% bệnh truyền nhiễm được truyền qua đường nước có nhiễm tác nhân gây bệnh lap du an, xay dung du an, lap du an dau tu.

1.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn

1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại Công ty. Định mức rác thải sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày, số lượng công nhân hiện tại của Công ty là 151 người, vậy lượng rác thải sinh hoạt tại Công ty vào khoảng 75,5 kg/ngày.

- Các loại rác thải từ nhà ăn như: thực phẩm thừa, bao bì, vỏ trái cây, vỏ chai, lọ…

- Rác thải văn phòng phẩm như: các loại giấy, báo, bao bì, dụng cụ văn phòng hư hỏng…

1.3.2 Chất thải rắn sản xuất: Một lượng rác phát sinh trong quá trình sản xuất như mạt cưa, bụi gỗ, gỗ vụn, tro… …lượng rác này khoảng 6.000 m3/năm. Lượng chất thải rắn này không nằm trong danh mục chất thải nguy hại. công ty đã hợp đồng với đơn vị thu mua định kỳ hàng tháng. Trong quá trình hoạt động của dự án có một ít cặn lắng dầu nhớt từ việc bảo trì các phương tiện vận chuyển và máy móc, giẻ lau đính dầu nhớt thải, bóng đèn thải,…và một lượng ít nước thải ngâm tẩm. Những chất thải này được liệt kê vào danh sách chất thải nguy hại.

1.4 Nguồn gây tác động khác

1.4.1 Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung: Ô nhiễm do nhiệt thừa sinh ra từ hoạt động của lò hơi, hệ thống xử lý khí thải lò hơi, hoạt động của máy móc thiết bị… Tiếng ồn, rung sinh ra hầu hết các công đoạn sản xuất: các máy cưa, xẻ, cắt gỗ, sấy gỗ… Tiếng ồn và rung do hoạt động của phương tiện giao thông ra vào Công ty để vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, phế liệu…và phương tiện đi lại của công nhân làm việc trong Công ty. Tác động của nhiệt, tiếng ồn và độ rung: Nhiệt độ cao làm cơ thể con người bị mất nước, nếu làm việc kéo dài trong môi trường nhiệt độ cao dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động, dễ mất tập trung khi làm việc… Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn. Tác động đến cơ quan thính giác: Tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.

Tác động đến các cơ quan khác: Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. Hệ tim mạch: Làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp. Dạ dày: Làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày. Độ rung lớn sẽ tác động đến cơ quan xúc giác và hệ thần kinh gây tê, nhức đầu, chóng mặt, mất cảm giác. Thời gian dài có thể gây các bệnh về xương khớp. Tiếng ồn và độ rung làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại các công đoạn phát sinh tiếng ồn, độ rung trong Công ty. Độ ồn, độ rung cao và liên tục có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe, đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.

1.4.2 Sự cố cháy nổ: Các máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty đều sử dụng điện năng, do đó sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ là rất dễ xảy ra nếu Công ty không có hệ thống dẫn điện cũng như không có các phương án quản lý tốt. Một số nguyên nhân có thể gây ra sự cố cháy nổ trong hoạt động của công ty.
- Chập điện.
- Lựa chọn thiết bị điện và dây điện không phù hợp với cường độ dòng điện, không trang bị các thiết bị chống quá tải.
- Hệ thống đường ống bị bít nghẹt trong quá trình lắp đặt (do các vật cứng lọt vào phần bên trong của đường ống dẫn) à nổ à cháy.
- Hút thuốc và vứt thuốc bừa bãi trong khuôn viên khu vực sản xuất.

1.4.3 Tai nạn lao động: Vấn đề an toàn lao động cần được quan tâm đúng mức, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động thường là do công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động như:

- Thói quen không sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc;
- Không thực hiện đầy đủ các quy định an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp do công ty đề ra;
- Bất cẩn trong sử dụng điện trong an toàn lao động;
- Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi vận hành máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
- Bất cẩn trong quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm.


CÔNG TY MÔI TRƯỜNG THẢO NGUYÊN XANH
Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Hotline: 0839118552 - 0918755356
Fax: 0839118579
VP Hà Nội: P. 502 Số B9/D6 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: ĐT: 0433526997
Website: http://www.lapduan.com.vn

Mẫu báo cáo giám sát chất lượng môi trường công ty bảo dưỡng chăm sóc xe ôtô

Hoạt động sản xuất của gây tác động đến môi trường không khí, nước, chất thải rắn và các tác động khác. Để giảm thiểu các tác động đó và cải thiện môi trường xung quanh ngày càng tốt hơn, Chi nhánh đã có các biện pháp như sau: Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí: Giảm thiểu ô nhiễm do phương tiện giao thông. Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, phun nước để hạn chế bụi do các phương tiện vận chuyển gây ra và lượng bụi khuếch tán vào không khí. Nhà xưởng có tường bao kín xung quanh. Nhà xưởng và văn phòng đều được bố trí hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ thích hợp. Nhà xưởng được thiết kế cao ráo, có độ thông thoáng tự nhiên tốt.

1. Nguồn phát sinh khí thải: Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông: Do Chi nhánh không có hoạt động sửa chữa xe nên khí thải và bụi phát sinh không đáng kể. Khí thải chủ yếu phát sinh do các phương tiện giao thông ra vào Chi nhánh, thành phần chủ yếu là bụi, CO2, CO, SO2, NOx … Ô nhiễm nhiệt: Nhiệt phát sinh do quá trình nổ máy xe ôtô khi bảo dưỡng. Nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng lao động của công nhân. Ô nhiễm mùi: Mùi amoniac, các mêcaptan (HS-)… sinh ra do phân hủy nước thải tại các hố ga, khu vệ sinh, nơi tập trung chất thải rắn thực phẩm. Mùi phát sinh nhiều gây khó chịu, ảnh hưởng đến cơ quan khứu giác của công nhân viên làm việc tại Chi nhánh.


2. Nguồn phát sinh nước thải: Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại Chi nhánh có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Do công nhân không ở lại Chi nhánh nên nước sinh hoạt chỉ dùng cho mục đích đi vệ sinh và rửa tay chân, lượng nước thải khoảng 0,3 m3/ngày.

Nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất trong quá trình hoạt động của Chi nhánh chủ yếu là nước dùng cho rửa xe và một phần nhỏ dùng cho hoạt động vệ sinh nhà xưởng vào cuối ngày.

Nước thải này sẽ chứa dầu mỡ, đất cát và dư lượng chất tẩy rửa. Lưu lượng nước thải được ước tính như sau: Qsinh hoạt + Q sản xuất = 1,4 m3/ngày (dựa vào hóa đơn nước); Qsản ¬xuất = 1,4 – Qsinh hoạt = 1,4 – 0,3 = 1,1 m3/ngày.

Nước mưa chảy tràn: Phát sinh do mưa trên diện tích Chi nhánh, được thu gom theo hệ thống mương thoát nước. Trong quá trình chảy trên bề mặt nước mưa có thể lôi cuốn theo một số chất bẩn, đất, cát, bụi, dầu mỡ. Tuy nhiên do nhà xưởng được xây dựng có mái che hết toàn bộ diện tích đất nên nước mưa không cuốn theo các tạp chất, dầu mỡ, đất cát trong nhà xưởng, nước mưa được thoát ra cống thoát nước chung của khu vực.

3. Nguồn phát sinh chất thải rắn: Chất thải rắn (CTR) phát sinh từ nhà máy được chia làm ba loại: CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và chất thải nguy hại.

Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của nhân viên trong Chi nhánh bao gồm các loại bao bì, giấy, túi nilon, vỏ lon nước giải khát, thực phẩm thừa… Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong 1 ngày tại Chi nhánh khoảng 0,3 kg. Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Chất thải rắn sản xuất thông thường có thành phần chủ yếu là các thiết bị hư hỏng của xe ôtô như: ốc vít, vỏ xe, lốp xe…Khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh khoảng 300kg/tháng tương đương với 10kg/ngày

4. Chất thải nguy hại: Các loại chất thải nguy hại có tên trong danh mục kèm theo của quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT (TT12/2011-BTNMT) có thành phần và tải lượng được trình bày trong bảng 2.2. Tags: lap du an dau tu, lap du an, xay dung du an


Cần thêm thông tin liên hệ:
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG THẢO NGUYÊN XANH
Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Hotline: 0839118552 – 0918755356 – Fax: 0839118579
Xem thêm mục Xử Lý Nước Thải
Site: http://www.lapduan.com.vn/